an ninh - quốc phòng

Những điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ
Ngày đăng 25/04/2022 | 16:16

Một số nội dung mới liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP (Nghị định thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP):

     1. Quy định cụ thể về đối tượng bị xử phạt hành chính, quy định thêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ;

     2. Bổ sung, lược bỏ một số biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với các quy định mới của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC;

     3. Bổ sung thêm một số Điều, khoản quy định hành vi vi phạm:

     + Quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố (Điều 43) với mức xử phạt lên đến 10.000.000 đồng;

     + Hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình (Điều 50) với mức xử phạt lên đến 3.000.000 đồng;

     + Hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (khoản 3 và khoản 4 Điều 30) với mức phạt lần lượt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     + Hành vi đưa công trình vào hoạt động sử dụng khi chưa thẩm duyệt về PCCC với (Khoản 5 Điều 38) với khung phạt là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

     - Sửa đổi, bãi bỏ một số hành vi vi phạm cho phù hợp với quy định về quản lý nhà nước về PCCC, bảo đảm dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn; Bãi bỏ hình thức phạt trục xuất đối với một số hành vi vi phạm không mang tính nguy hiểm, chưa đến mức phải trục xuất;

     - Điều chỉnh mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ xâm hại của hành vi vi phạm;

     - Bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Trưởng phòng nghiệp vụ của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (tương đương với thẩm quyền của Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an cấp tỉnh). 

     - Quy định thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại Điều 49 Nghị định này.

     * Về điều khoản chuyển tiếp

     Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

     Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

      So với Nghị định số 167/2013/NĐ-CP trước đây, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về đối tượng bị xử phạt hành chính, quy định thêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ; Sửa đổi, bãi bỏ một số hành vi vi phạm cho phù hợp với quy định quản lý nhà nước về PCCC, bảo đảm dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn; điều chỉnh mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ xâm hại của hành vi vi phạm.

      Nghị định cũng bãi bỏ hình thức phạt trục xuất đối với một số hành vi vi phạm không mang tính nguy hiểm, chưa đến mức phải trục xuất; bổ sung, lược bỏ một số biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với các quy định mới của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC.

     Ngoài ra, nghị định bổ sung thêm một Điều mới gồm 04 hành vi vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố (Điều 43); bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Trưởng phòng nghiệp vụ của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (tương đương với thẩm quyền của Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an cấp tỉnh). Nghị định cũng đã quy định thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại Điều 49 Nghị định này.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh