an ninh - quốc phòng
UBND quận Hoàng Mai hướng dẫn mô hình “CỤM LIÊN KẾT PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ TRONG CÔNG TÁC PCCC TẠI CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP”, cụ thể như sau:
I. Lực lượng tại chỗ:
- Đối tượng: Mỗi Cụm liên kết gồm từ 05 đến 10 cơ sở sản xuất liền kề hoặc nằm cùng trên 01 tuyến đường nội bộ bên trong khu/cụm công nghiệp.
- Lực lượng: Gồm Chủ cở sở, các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ công nhân viên của cơ sở. Người tham gia vào mô hình là người thường xuyên có mặt, làm việc tại cơ sở; có kiến thức PCCC và CNCH, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC được trang bị tại cơ sở và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định.
- Tổ chức lễ ra mắt, ký cam kết, giao ước thực hiện, ban hành quy chế phối hợp trong công tác PCCC&CNCH giữa các cơ sở thuộc mô hình Cụm liên kết (phân công nhiệm vụ; chế độ hoạt động, họp, báo cáo định kỳ…).
II. Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương tiện tại chỗ
2.1. Đối với mỗi cơ sở tham gia cụm liên kết
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi công tác PCCC&CNCH; ban hành, niêm yết các nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn về PCCC&CNCH.
- 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc mô hình cụm liên kết phải được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC&CNCH; người đứng đầu cơ sở, 100% Đội viên đội PCCC cơ sở phải được tập huấn, huấn luyện và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH.
- Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC&CNCH cho công trình đảm bảo theo quy định (Quy chuẩn, tiêu chuẩn thời điểm đưa công trình vào hoạt động; theo Nghị quyết số 05/2022/NQ- HĐND năm 2022 của HĐND Thành phố).
- Có hệ thống nút ấn (sử dụng công tắc điện hoặc nút ấn báo cháy), thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng:
* Nút ấn:
- Nút ấn lắp đặt tại phòng bảo vệ tại mỗi cơ sở bên trong cụm liên kết (có người thường trực 24/24h):
+ Nút ấn được lắp đặt trên tường, cấu kiện xây dựng của nhà ở độ cao từ 1,5m - 2m.
+ Vị trí lắp đặt phải bảo đảm dễ thao tác; có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường, tác động ngoài ý muốn.
* Chuông, còi báo sự cố cháy bằng âm thanh (chuông hoặc còi báo động)
- Có ít nhất 01 chuông (còi) lắp tại phòng bảo vệ tại mỗi cơ sở bên trong cụm liên kết. Chiều cao lắp đặt thiết bị từ 2,5m - 3m.
Lưu ý: Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí cần lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA; đối với các khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
- Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn 01 nút ấn của bất kỳ, tất cả chuông (còi) báo động tại các cơ sở thuộc cụm liên kết cùng hoạt động, chỉ ngắt cưỡng bức bằng tay.
2.2. Về tổ chức hoạt động
- Chủ cở sở, các thành viên đội PCCC cơ sở, công nhân viên của cơ sở và các thành viên trong trong cụm liên kết phải tự tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với cơ sở của mình. Cụm trưởng cụm liên kết định kỳ (06 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các cơ sở trong cụm liên kết.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại các cơ sở tham gia cụm liên kết; định kỳ tổ chức thực tập phương án xử lý tình huống cháy, nổ, CNCH tại các cơ sở trong mô hình Cụm liên kết, trong đó nêu rõ cơ chế hỗ trợ về lực lượng và phương tiện PCCC&CNCH giữa các đơn vị cơ sở trong cụm liên kết (thực hiện định kỳ tối thiểu 01 lần/năm).
- Định kỳ (06 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp Cụm liên kết để phổ biến kiến thức PCCC, CNCH và nắm tình hình thực hiện công tác PCCC&CNCH của các cơ sở. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại Cụm liên kết.
III. Về chỉ huy tại chỗ
Chỉ huy chữa cháy:
- Người đứng đầu cở sở, Đội trưởng Đội PCCC cơ sở, người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trong thời gian những người này vắng mặt để thực hiện công tác PCCC và CNCH, chỉ huy chữa cháy...
- Người chỉ huy chữa cháy phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ PCCC và CNCH theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
IV. Về hậu cần tại chỗ:
4.1. C huẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, điều kiện cần thiết phục vụ công tác PCCC và CNCH, cụ thể:
Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, tham gia chữa cháy khi được huy động. Thực hiện đúng cam kết, giao ước thực hiện, quy chế phối hợp.
4.2. Xử lý tình huống cháy, nổ:
Khi xảy ra cháy, nổ tại nhà ở bất kỳ trong cụm liên kết được xử lý như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn chuông báo động cho các cơ sở biết; báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc app báo cháy 114), UBND phường, Công an phường; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.
- Thành viên của các cơ sở trong Cụm liên kết huy động lực lượng, phương tiện được trang bị tại cơ sở (hệ thống cấp nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy ban đầu, phương tiện , dụng cụ cứu nạn, cứu hộ,…) để phối hợp tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
Nguồn: phòng VHTT quận
chỉ đạo của Quận ủy - HĐND - UBND
- Kết luận phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội... (28/04/2023)
- Thông báo Kết luận tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ thực hiện Kế hoạch số... (30/03/2023)
- Kết luận tại cuộc họp về tổng rà soát, kiểm tra về PCCC & CNCH trên địa bàn... (12/12/2022)
- Kết luận tại cuộc họp về các khoản dư tạm ứng các dự án sử dụng nguồn vốn... (30/11/2022)
- Kết luận của đồng chí Nguyễn Minh Tâm - Chủ tịch UBND Quận tại buổi tiếp công... (30/11/2022)
Thông báo
- Thư mời tham gia tổ chức chợ hoa xuân Quý Mão 2023 (27/12/2022)
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh | |