TIN TỨC KHÁC

Tuyên truyền về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàng Mai
Ngày đăng 28/03/2017 | 17:45  | View count: 690

Trong những năm gần đây, vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lo lắng về thực phẩm kém an toàn..., tại một số địa phương đã trở thành mầm mống mất an ninh trật tự. Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường nổi lên ở một số lĩnh vực

     - Trong sản xuất công nghiệp, lợi dụng chủ trương mở cửa, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước cùng với những sơ hở về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh, nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nhất là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện và các cơ sở nằm trên lưu vực sông. Đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng luôn cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trường như xây dựng hệ thống bí mật, phức tạp, được nguỵ trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện, điển hình vụ Công ty Vedan Việt Nam, Công ty Tungkuang, Công ty TNHH Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty giấy Việt Trì,...

     - Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp, với thủ đoạn như “tạm nhập, tái xuất”, khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả lại… Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế kiểm hoá xác suất, thậm chí móc nối với một số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hoá đạt tiêu chuẩn về môi trường, câu kết với nhân viên hải quan để lấy mẫu trong các lô hàng đảm bảm yêu cầu chất lượng đã được chuẩn bị sẵn, từ đó dễ dàng được thông quan nhập rác vào nước ta. Nghiêm trọng hơn cả là hành vi nhập rác thải sinh hoạt, các loại chất dioxin, thực phẩm kém chất lượng, bột xương bò điên, kể cả chất có phóng xạ, các thiết bị công nghệ lạc hậu sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước.

     - Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: Tình hình nhập khẩu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn trong thời gian qua có dấu hiệu lắng xuống nhờ sự vào cuộc quyết liệt của công an và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch theo đường tiểu ngạch vẫn diễn ra phức tạp, nhất là từ khu vực biên giới phía Bắc. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển sản phẩm gia súc như da, mỡ,... diễn ra nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác kiểm soát. Dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát trở lại, nhất là dịch lợn tai xanh, nhân dân một số địa phương tại Hà Nội, Hải Dương không xử lý gia súc chết do bệnh gây ô nhiễm, thậm chí có nơi còn bán ra thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

     Năm 2016, lực lượng cảnh sát môi trường Công an Quận phối hợp bắt giữ xử lý 328 vụ- 345 đối tượng về môi trường. Trong đó:

     + Xử phạt hành chính:323 vụ- 332 đối tượng. Số tiền là 1.252.400.000 đồng

     + Chuyển CQĐT tiếp tục xử lý theo thẩm quyền: 5 vụ- 13 đối tượng

     Tang vật tạm giữ, tịch thu hoặc tiêu hủy gồm:

     11570 kg SPĐV, 1340 kg ruốc, 1500 lít mỡ lợn, 4456kg gia cầm, 18000 quả trứng gia cầm, 62 bình nước lavijoy, 5 bình nước Miru, 63 vỏ bình miru, 40,820 tem nhãn Miru dán nắp, 3,978m3 gỗ thông, 06 cá thề kỳ đà hoa, 06 cá thể cầy vòi hương, 07 máy nổ, 285 gói giảm cân Đông ý, 150 hộp thuốc tăng cân Đông y, 10210 kg dược liệu các loại (tiêu hồi, xuyên khung, đại hoàng, đỗ trọng, tam thất…), 75 hộp thuốc Xương khớp, 64 hộp Trung Xoang Tán, 150 gói thuốc dạ dày, 24 hộp kem giảm eo Cathy, 28 hộp kem dưỡng thể Aron, 155 hộp kem chống nắng….

     Đầu năm 2017, lực lượng cảnh sát Công an Quận đã phát hiện phối hợp bắt giữ: 137 vụ - 140 ĐT vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

     + XPHC: 137 vụ- 140 ĐT, số tiền: 846,591,000 đồng

     + Chuyển CQĐT: 1 vụ - 1ĐT

     Tang vật: 1455 kg sản phẩm động vật, 90 kg gia cầm, 358 kg ruốc, 45 lít rượu, 1500 túi chè rau câu, 6m3 cát đen, 1 máy nổ, 9 thùng mỹ phẩm BB Cushion, 1 thùng mỹ phẩm Magic Cushion, 3 thùng tinh dầu bưởi, 1 thùng vỏ hộp BB Cushion, 1 thùng vỏ hộp thảo dược Hoàng Cung, 1 thùng nắp nhựa son, 30 hộp PROSPAN, 125 hộp Baby Balsam, 10 lọ Pedia kid Appetit….

     Theo Điều 57 Nghị định 155/2016/NĐ- Cp ngày 18/11/2016 của Chính Phủ có hiệu lực thay thế Nghị định 179/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực  bảo vệ mội trường, đối tượng công bố, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

- Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.

- Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di rời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.

- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng  xấu đến dư luận xã hội.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận