di thích lịch sử - lễ hội

Lễ hội Vật truyền thống phường Mai Động, quận Hoàng Mai
Publish date 28/01/2022 | 09:23

Vào những năm đầu Công nguyên, nhà Hán thống trị nước Việt, đất Trị sở ở Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh). Hồi đó, vùng Hà Nội mới chỉ có một số thôn xóm ở rải rác trên những vùng đất cao ven các dòng sông Kim Ngưu, Tô Lịch, dân cư thưa thớt.

     Cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 của Hai Bà Trưng mang tính nhân dân sâu sắc, cuộc khởi nghĩa đã tác động đến những thôn xóm hẻo lánh để sản sinh ra những “anh hùng địa phương”. Tướng Tam Trinh - chính là một “anh hùng địa phương”, ở Mai Động, nhân dân đã xây dựng ngôi Đình và Nghè để tôn thờ ông làm “Thành Hoàng làng”, ngay sau khi ông mất. Cuốn thần phả hiện còn lưu giữ ở đình, do Hàn lâm viện học sĩ Nguyễn Bính viết năm 1572 cho biết công tích của tướng Tam Trinh như sau:

     Theo các nhà sử học có nghi chép năm lên bảy tuổi ông đi học. Năm 13 tuổi đã thông kinh bác sử và rất giỏi. Về đương thời, bấy giờ học trò đều thán phục xưng làm “Thánh trẻ”, nhiều người yêu mến và họ đặt tên là Tam Trinh. Đến khi ông 18 tuổi thì cha mẹ mất. Ông chọn đất tốt để chôn cất, ở nhà chịu tang ba năm. Hết tang, ông đi khắp nơi dạy học cho dân Nam Châu. Mọi người mến phục bầu ông làm Trưởng châu.

     Một hôm, ông sang tới đất Mai Động, huyện Thanh Đàm, phủ Thường Tín, thấy dân còn lạc hậu ít nghe tới chuyện học hành. Ông liền mở trường dạy học bên bờ sông Kim Ngưu để dạy chữ và lễ nghĩa cho mọi người và được mọi người mến phục.

     Cũng năm ấy, giặc Tô Định giết chết Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc - người con gái thuộc dòng dõi vua Hùng bèn lập đài tế tại Hát Môn để tế các thần linh, dầy quân đánh giặc giúp nước cứu dân nhằm khôi phục lại giang sơn nước cũ mong được mọi người hưởng ứng.

     Ông ngày đêm tôi luyện quân sỹ được hơn 5000 người lập đội quân tại Mai Động, các bô lão ở trong trại thấy thế liền làm lễ xin ông nhận họ làm bày tôi, được ông nhận lời, dân cả trang Mai Động nhộn nhịp chuẩn bị làm lễ khao quân để theo về hồi quân với Trưng nữ xin được đánh giặc.

     Trưng nữ thấy ông tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý giữ lại để bàn việc quốc sự và phong cho ông chức “Đô úy” cử ông làm tiên phong đánh thành Luy Lâu đuổi được giặc Tô Định khôi phục lại bờ nước Nam. Trưng Nữ ở ngôi được 3 năm, trong thời gian này, ông ở tại Mai Động.

     Cuối năm 42, Mã Viện đem quân sang chiếm lại nước ta. Trưng nữ gia phong chức Liệt Hầu được mạnh quyền làm Chưởng bố chính quân cơ, trấn giữ một vùng hiểm yếu của chấn Sơn Nam. Khi Hai Bà Trưng cho quân rút về vùng Cấm Khê (Ba Vì) thì ông cũng cho quân về cố thủ ở Mai Động.

     Sau ngày Hai Bà Trưng hy sinh thì đồn luỹ của ông ở đây cũng bị giặc vây chặt. Đêm ngày 10 tháng 2 năm Quý Mão (tức năm 43 trước công nguyên), ông lên ngựa cùng quân sỹ đánh một trận huyết chiến nhưng vì lực lượng không tương xứng, đoàn quân của ông vừa đến xứ Gò Đống (khu vực nhà máy cơ khí Mai Động ngày nay) thì hy sinh năm ông vừa tròn 65 tuổi.

     Theo truyền thống vào sáng ngày mùng 4 Tết khi nghe thấy tiếng trống  đình thúc giục, tiếng hát quan họ gọi mời, nhân dân sẽ tập trung đông đủ tại sân Đình đi rước Thánh kiệu từ Nghè về đình (mời Thánh về đình dự hội làng). Sau khi rước kiệu về đình sẽ khai mạc lễ hội đầu xuân và tổ chức dâng hương lễ Thánh. Từ chiều ngày 4 tết tại sân đình, tổ chức giải đấu vật dân tộc truyền thống. Theo lệ: chiều ngày 4 tết các cháu Thiếu nhi sẽ đấu giải lèo, sau đó các đô vật từ nhiều nơi đến đấu vật chọn các giải ba, chiều mùng 5 sẽ đấu vật chọn các giải nhì và mùng 6 tết sẽ tranh giải Nhất.

     Vật truyền thống phường Mai Động quận Hoàng Mai là một môn võ dân tộc và là nét đẹp trong Lễ hội dân gian của dân tộc ta. Từ năm 2013 giải vật truyền thống, phường Mai Động được nâng lên thành Lễ hội Vật truyền thống cấp Quận. Được sự quan tâm của các cấp các ngành, với tinh thần gìn giữ, bảo tồn các lễ hội truyền thống của chính quyền và nhân dân phường Mai Động, Lễ hội vật phường Mai Động sẽ thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn Quận và khách thập phương đến với lễ hội, phát huy và quảng bá lễ hội dân gian truyền thống, văn hóa phi vật thể của quận Hoàng Mai. Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ nhớ đến công lao xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận