TIN TỨC NỔI BẬT

Định nghĩa mới F0, F1 của Bộ Y tế
Publish date 22/04/2022 | 09:58

Trong Công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh COVID-19. Hướng dẫn mới này thay thế các hướng dẫn tại Công văn 11042 ngày 29/12/2021 và công văn 762 của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19, cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần. Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, người tiếp xúc gần (F1) không còn phải cách ly.

     * Ca bệnh COVID-19 (F0) xác định là một trong số các trường hợp sau:

- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

- Là người có triệu chứng lâm sàng: Sốt và ho

+ Hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy ngước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

+ Hoặc là viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

+ Và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính vi rút SARS-CoV-2.

     * Người tiếp xúc gần (F1) là một trong các trường hợp sau (Theo hướng dẫn F1 không phải cách ly y tế):

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong trong thời kỳ lây truyền.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị Fo khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

     * Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong các trường hợp sau:

- Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng: Sốt và ho

+ Hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy ngước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

Tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.

- Đối với F1, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

- Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.

- Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh) khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

- Khi có kết quả dương tính với virut COVID-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm theo quy định.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận