Phổ biến giáo dục pháp luật

Thủ tục và số tiền phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ngày đăng 29/06/2021 | 16:59

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

     Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn (khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

     Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

     1 - Đóng hàng tháng;

     2 - Đóng 03 tháng một lần;

     3 - Đóng 06 tháng một lần;

     4 - Đóng 12 tháng một lần;

     5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

     6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

     Thủ tục hồ sơ đóng BHXH tự nguyện:

     Bước 1: Căn cứ theo Điểm d Tiết 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

     Bước 2: Người tham gia cung cấp thông tin và hoàn thiện tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

     Điều kiện nghỉ hưu

     Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu quy định:

     1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

     a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

     b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

     2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận