Phổ biến giáo dục pháp luật

Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Ngày đăng 17/12/2021 | 11:27

Pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về xử lý chuyển hướng đối với người vi phạm pháp luật, tuy nhiên đã có những quy định cho phép chuyển hướng xử lý những người vi phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự sang xử lý bằng các biện pháp không chính thức, thay vì áp dụng chế tài hành chính hay hình sự là những biện pháp xử lý chính thức.

     Với xu thế áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng trên thế giới thì hòa giải được xác định là một biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả. Ở Việt Nam cũng đã có những quy định về việc áp dụng hòa giải như là một biện pháp hoặc một phần của biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

     Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba.

     Các trường hợp có thể áp dụng hòa giải như là một biện pháp hoặc một phần của biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật như sau:

     Một là, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

     Quy định này nhằm thực hiện chính sách hình sự là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

     Pháp luật không quy định biện pháp hòa giải cụ thể đối với việc hòa giải tự  nên việc hòa giải có thể được các bên tự tiến hành, thỏa thuận hoặc qua bên trung gian hòa giải là hòa giải viên.

     Hai là, các trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc có yêu cầu nhưng đã rút yêu cầu khởi tố. Trong trường hợp này, các bên có thể tự thỏa thuận hoặc hòa giải qua bên thứ ba để thỏa thuận người bị hại không khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố.

     Ba là, người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định. Theo đó, trường hợp vụ việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật thì người chưa thành niên không bị đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 

     Bốn là, người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển

- Áp dụng biện pháp “Nhắc nhở”

- Áp dựng biện pháp “Quản lý tại gia đình”.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận