Phổ biến giáo dục pháp luật
Ngày 29/11/2006, Việt Nam đã thông qua luật Bình đẳng giới. Mục tiêu của Việt nam khi xây dựng Luật là: Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội và gia đình.
Việc phân biệt đối xử về giới là việc làm hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của Nam và Nữ, gây bất bình đẳng giữ nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (điều 5 Luật Bình đẳng giới).
Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội là tìm mọi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm đảm bảo bình đẳng giới một cách hiệu quả và thực chất.
Đại dịch covid đã tác động nặng nề hơn đối với phụ nữ, làm trầm trọng hơn khoảng cách về giới vốn tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động. Theo đại diện ILO (tổ chức Lao động quốc tế) tại Việt Nam, tại thời điểm này khi Việt nam đang quá trình phục hồi từ đại dịch, đây chính là cơ hội tốt để xây dựng một tương lai công bằng hơn bằng cách đưa bình đẳng giới làm cốt lõi của các nỗ lực phục hồi và thực hiện các chiến lược đáp ứng giới.
Nỗ lực ngăn chặn, hạn chế bạo lực đối với phụ nữ là một phần của giải pháp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Theo UNFPA- Bộ LĐTBXH-TCTK, năm 2019 có 63% phụ nữ Việt nam từng phải chịu đựng ít nhất một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần, kiểm soát hành vi hoặc bạo lực kinh tế) do chồng gây ra trong đời.13% phụ nữ từng bị bạo lực tình dục do chồng gây ra trong đời và 6% trong 12 tháng qua.
Nỗ lực ngăn chặn, hạn chế bạo lực đốivới phụ nữ là một phần của giải pháp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng UBFPA, UNICEF và Tổ chức From the People of japan tổ chức lớp tập huấn trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến cho các tỉnh Thanh Hóa, Đà Năng để nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho Phụ nữ và người chưa thành niên là nạn nhân của bạo lực đối với Hội viên Luật gia, các Trợ giúp viên pháp lý, Tư vấn viên, và Luật sư.
Kết quả của khóa học này, các học viên đã được tiếp thu các vấn đề Giới và Bình đẳng giới; Các đánh giá xác định hình thức bạo lực đối với người chưa thành niên và phụ nữ; Khung pháp luật quốc tế và Việt nam về bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.Mặc dù chỉ là nhưng nét khái quát, sơ lược về các vấn đề bạo lực trẻ em và Bình đẳng giới, tuy nhiên các học viên đã có thể hiểu và biết cách vận dụng pháp luật áp dụng đối với trường hợp thực tế nảy sinh. Khóa học đã kết thúc tốt đẹp khi 100% học viên được kiểm tra và thông qua bài kiểm tra tình huống.