Phổ biến giáo dục pháp luật

Giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch cho người không quốc tịch, người không có giấy tờ tùy thân và người di cư tự do theo thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của liên hợp quốc
Ngày đăng 12/08/2022 | 15:30

Việt Nam là quốc gia có hoàn cảnh lịch sử đặc thù so với nhiều nước, là đất nước trải qua 4 cuộc chiến tranh trong một thế kỷ, là nước có đường biên giới trên bộkhá dài, tiếp giáp với 3 nước (Lào, Campuchia và Trung Quốc). Do đó, Việt Nam từ lâu cũng là nơi có nhiều người di cư tự do sang sinh sống. Tình trạng người di cư tự do đến cư trú tại Việt Nam đã và đang tiếp diễn từ nhiều năm qua, trong đó tập trung đông nhất tại các tỉnh biên giới giáp Lào và Campuchia.

     Những người di cư tự do đến Việt Nam chủ yếu bằng phương tiện đường thủy và đường bộ. Đa số họ không có giấy tờ chứng minh về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch nên đối diện với nguy cơ rơi vào tình trạng không quốc tịch. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn không chỉ đối với cuộc sống của họ nói riêng mà còn đối với công tác quản lý dân cư nói chung của chính quyền địa phương, đặc biệt tại các khu vực biên giới.

     Ngày 19/12/2018, Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (gọi tắt là Thỏa thuận GCM) được thông qua tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 73; Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Có thể nói, những văn bản quan trọng này sẽ là cơ sở để tiếp tục giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch cho người không quốc tịch, người không có giấy tờ tùy thân và người di cư tự do.Mục đích của Kế hoạch triển khai Thỏa thuận nhằm:

     (1) Thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Global Compact for Safe, Orderly and Regular Migration - Thỏa thuận GCM) phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững;

     (2) Xác định các lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể và lộ trình triển khai Thỏa thuận GCM; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế;

     (3) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

     Các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai Thỏa thuận GCM tại Việt Nam thời gian tới gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế thuộc phạm vi trong và ngoài nước, tăng cường năng lực trong triển khai Thỏa thuận GCM;

- Thu thập thông tin, dữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam;

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện;

- Nghiên cứu, dự báo về tình hình, chính sách của ác quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến các vấn đề di cư;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Thỏa thuận GCM.

Nguồn: phòng Tư pháp quận

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận