phường vĩnh hưng

Lễ hội truyền thống phường Vĩnh Hưng
Ngày đăng 26/03/2018 | 17:13  | View count: 796

Trong không khí tiết trời xuân ấm áp, chào mừng kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chào mừng các ngày lễ lớn năm 2018. Từ ngày 16/3, 17/3 đến hết ngày 18/3/2018 tức ngày 29/01, 01/2, 02/2 (Âm lịch) phường Vĩnh Hưng tổ chức lễ hội tại 03 Đình Thôn Thượng, Đông Thiên, Tân Khai, 02 chùa Minh Đức và chùa Phúc Khánh. Đây là lễ hội mang giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc, là di sản văn hóa phi vật thể của phường. Lễ hội truyền thống khai mạc vào 8h30 ngày 17/3/2018 tức ngày 01/2 âm lịch

     Đến dự lễ hội có đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin; Công an Quận; đồng chí Hoàng Việt Đức - Quận ủy viên - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND phường, đồng chí Nguyễn Quốc Đạt - Phó Bí thư Đảng ủy - chủ tịch UBND phường - Trưởng ban tổ chức lễ hội; Thôn Trung Lập - phường Lĩnh Nam - Quận Hoàng Mai; thôn Phú Mỹ - xã Thư Phú - Huyện Thường Tín - Hà Nội; thôn Vĩnh Tuy - xã Liên Nghĩa - Huyện Văn Giang - Hưng Yên; các đồng chí các ban  ngành, đoàn thể, 7 khu dân cư, 50 tổ dân phố, nhân dân và khách thập phương đã tham dự lễ hội.

     Đồng chí Nguyễn Quốc Đạt - Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND - Trưởng ban Tổ chức lễ hội đọc diễn văn khai mạc lễ hội truyền thống phường. Cùng với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, mảnh đất Vĩnh Hưng trang nay là phường Vĩnh Hưng được tạo lập vào thế kỷ 15, năm Hồng Đức thứ 2 - 1471 - Triều đại vua Lê Thánh Tông. Đây là một trong các sở bao quanh kinh thành Thăng Long có nhiệm vụ cung cấp quân, lương, thực phẩm hỗ trợ triều đình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho Kinh thành.

     Tưởng nhớ công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Duy trì truyền thống lễ hội, ngày 1/2 Âm lịch hàng năm nhằm ôn lại truyền thống của quê hương. Đã trở thành một nét đẹp truyền thống văn hoá, cứ mỗi độ tết đến xuân về, ngày 01/02 âm lịch, nhân dân trong phường và các thôn anh em lại tưng bừng mở hội. Hội làng truyền thống Vĩnh Hưng được cử hành đúng nghi lễ cổ truyền, tế lễ nghiêm trang mang tính tín ngưỡng cao và những trò chơi dân gian đặc sắc….

     Việc tổ chức lễ hội truyền thống, bên cạnh việc đáp ứng tín ngưỡng và các nhu cầu hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí của nhân dân trong những ngày đầu xuân, lễ hội truyền thống còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giáo dục cho muôn đời sau truyền thống lịch sử của quê hương, truyền thống uống nước nhớ nguồn, trên cơ sở đó để các thế hệ nối nghiệp có trách nhiệm gìn giữ và xây dựng quê hương Vĩnh Hưng phát triển lớn mạnh, giàu đẹp hơn./.