y tế - giáo dục

Những điều cần biết về kiến ba khoang
Ngày đăng 17/12/2014 | 00:00  | View count: 692

Thời gian gần đây số lượng người bị viêm da do kiến ba khoang tăng đáng kể, không những trẻ em mà người lớn cũng là nạn nhân của loài côn trùng này. Kiến ba khoang hay kiến khoang là một loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen- vàng cam xen kẽ, nhìn giống con kiến. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít...
Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, do nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn... Khi tiếp xúc với da, loài côn trùng này gây tổn thương da, viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như: mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay...
Người khi tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang có cảm giác rát bỏng tại chỗ, bị tổn thương thành vệt, thành đám, thương tổn tiếp tục xuất hiện mặc dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu tiếp tục quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
* Để phòng bệnh do kiến ba khoang người dân cần:
- Không để côn trùng bay vào nhà (hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng...)
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
* Cách xử trí khi tiếp xúc với kiến ba khoang:
- Ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang cần loại bỏ côn trùng không dùng tay bắt kiến nên dùng giấy ăn, găng tay để bắt kiến.
- Khi thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng da đó bằng nước sạch, nước muối loãng, xà phòng..
- Đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh