TIN TỨC KHÁC

Công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm
Ngày đăng 04/11/2016 | 13:19  | View count: 689

Để thực hiện có hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thú nuôi, Trạm thú y quận chủ động phối hợp với UBND phường triển khai thực hiện phun tiêu độc tại khu vực: nơi thu gom rác thải, chất thải trong khu dân cư, các ổ dịch cũ trên địa bàn, các chợ buôn bán động vật, các cơ sở giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật, các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật qua chốt…theo chỉ đạo của Chi cục Thú y Hà Nội

     UBND các phường phải tăng cường công tác tuyên truyền thông tin trên hệ thống đài truyền thanh phường về công tác vệ sinh tiêu độc môi trường sau tiêm phòng đại trà, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn Quận nhằm làm cho người dân hiểu từ đó nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện cũng như phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc phòng chống dịch bệnh.

      1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm:

a. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:

- Phát quang cây cỏ khu vực xung quanh nhà nuôi gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 02 lần.

b. Đối với chăn nuôi hộ gia đình:

- Nuôi nhốt toàn bộ gia cầm.

- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm; thu gom phân rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 02 lần.

c. Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:

- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy.

- Xông hoặc phun khử trùng máy ấp sau mỗi ca sản xuất, phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,….

     2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng trước khi nhập đàn mới.

- Nơi giết mổ vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.

     3. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở khu vực nông thôn:

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán gia súc, gia cầm, lồng nhốt gia cầm cuối mỗi buổi chợ.

- Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun thuốc sát trùng khi vào, ra khỏi chợ.

- Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, khử trùng cuối mỗi buổi chợ.

     4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm: Quét dọn, vệ sinh, phun tiêu độc một tuần 01 lần.

     5. Toàn dân thực hiện:

1) Không mua, bán gia cầm từ vùng đang có dịch;

2) Không kinh doanh, mua gia cầm cũng như sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc không có sự kiểm soát của cơ quan thú y.

3) Khi có gia cầm ốm phải báo với thú y phường hoặc UBND phường sở tại, không dấu dịch, không bán chạy, không giết mổ gia cầm ốm khi chưa có kết luận của     thú y.

4) Không vứt xác gia cầm, sản phẩm gia cầm không đủ điều kiện sử dụng ra môi trường..

5) Không giết mổ gia cầm tại Nhà hàng, Khách sạn, Bếp ăn tập thể.

6) Không chế biến, bán tiết canh, không ăn tiết canh có nguồn gốc từ gia cầm.

7) Không bơm nước vào thực phẩm, không sử dụng phẩm màu, các chất phụ gia thuộc danh mục cấm để làm đẹp, tạo mùi hấp dẫn thực phẩm.

8) Chấp hành việc kiểm tra VSTY và lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan thú y.

9) Khi nghi người bị nhiễm cúm gia cầm cần tới ngay cơ sở y tế khám và được tư vấn, không được chủ quan, chần chừ.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận