TIN TỨC KHÁC

Trường Mầm non Đại Kim: Sáng kiến kinh nghiệm xếp loại C của cô giáo Lê Thị Ngọc
Ngày đăng 12/08/2019 | 10:02  | View count: 368

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều hoạt động kêu gọi vì môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ở mức báo động. Chính vì vậy, cần phải giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non. Đây chính là lứa tuổi sẽ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ

     Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo (5 - 6) tuổi nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường.Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong môi trường và thân thiện với môi trường.

      Trên thực tế lớp mình chủ nhiệm tôi nhận thấy trẻ đã biết làm một số việc như: Rửa tay, rửa mặt, chải đầu, buộc tóc, gấp xếp quần áo,vệ sinh lớp học, lau đồ chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Tuy nhiên, những việc đó trẻ đã biết nhưng chưa có kỹ năng và hình thành ý thức tự giác. Vì thế tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ có kỹ năng, có ý thức tự giác trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường hòa hợp với môi trường. Để trẻ dù ở bất cứ nơi đâu trẻ đều có những hành vi đẹp và phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ. Là một giáo viên mầm non,  nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của toàn xã hội nên cô đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ (5 - 6)  tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non”.

     Năm học 2018-2019, kết quả xét duyệt SKKN của hội đồng SKKN cấp quận đối với trường MN Đại Kim thật đáng khích lệ, 5/9 SKKN xếp loại B, 4/9 SKKN xếp loại C. Trong đó sáng kiến của cô giáo Lê Thị Ngọc với đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ (5 - 6) tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non” được xếp loại C.

     Dưới đây là một số biện pháp chính khi thực hiện đề tài

     Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục môi trường vào các tháng 

     Nhận thấy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cấp bách ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch cô đã vạch ra những nội dung, những công việc cần phải làm để nhằm giáo dục trẻ về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, thật gần gũi và đơn giản như: Tự vệ sinh cá nhân, bảo vệ và giữ gìn môi trường ngay xung quanh, những gì trẻ sử dụng, tiếp xúc và chơi hàng ngày.

     Biện pháp 2: Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hàng ngày

     Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ, đây là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong từng hoạt động chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.

     Biện pháp 3 : Sưu tầm , xây dựng các bài tập tình huống giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

     Thông qua các bài tập tình huống trẻ hiểu được hành vi của bản thân là đúng hay sai, tốt hay xấu, từ đó trẻ ý thức được hành vi của mình và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

     Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng rèn trẻ ý thức bảo vệ môi trường

     Trên thực tế phần lớn phụ huynh đều làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp vì thế cơ hội để trẻ hòa mình với thế giới tự nhiên là rất ít. Vì vậy tôi thường xuyên trao đổi, gặp gỡ với phụ huynh học sinh hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ về việc rèn cho trẻ thói quen và ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường. Không chỉ có các cô giáo mà cả cha mẹ trẻ cũng cần phải tham gia cùng với nhà trường, phối hợp với các cô giáo để việc giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường  thu được kết quả cao nhất.

     Tính ứng dụng

     Cho trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động vô cùng bổ ích. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động, lao động tích cực hơn, sáng tạo năng động, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước. Bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu với bạn bè, cô giáo, người thân và những người xung quanh.

     Hoạt động “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường” là vô cùng quan trọng, giúp trẻ tích luỹ được nhiều kỹ năng, được trải nghiệm qua các hoạt động trong cuộc sống sau này. Qua đó góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục mầm non là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

     Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Lê Thị Ngọc là sự tích lũy, trải nghiệm áp dụng vào nhiệm vụ, công việc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành./.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận