y tế - giáo dục

Phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân
Ngày đăng 10/03/2017 | 08:41  | View count: 926

Mùa Đông Xuân thời tiết lạnh, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời, là điều kiện thuận lợi cho các loại virut, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển, dễ gây thành dịch như: nhiễm virut đường hô hấp cấp (cúm đại dịch và cúm mùa), sốt phát ban do Rubella, thủy đậu, quai bị, nhiễm khuẩn não mô cầu, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh đường ruột…

     Những biến động của môi trường đã làm cho dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới gia tăng phức tạp, khó kiểm soát. Trong năm qua, tại Bạc Liêu, một số bệnh dịch như cúm A (H1N1), sốt xuất huyết, sốt rét, chân tay miệng diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.

     Các cơ sở y tế đã chủ động, tích cực phòng chống có hiệu quả, tăng cường công tác tuyên truyền, vệ sinh phòng dịch; tuy nhiên vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản có cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố chủ quan như: công tác giám sát, phát hiện ca bệnh còn chậm, tổ chức cách ly điều trị giai đoạn đầu chưa chặt chẽ, chưa chú trọng và phát huy hết hiệu quả các biện pháp phòng dịch cơ bản (vệ sinh cá nhân, rửa tay, đeo khẩu trang, vệ sinh môi trường, ý thức người dân về việc thực hiện các biện pháp đã được tuyên truyền…), nhận thức về công tác phòng bệnh còn chưa đầy đủ.

     Để làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân trong mùa Đông Xuân, cần phải chú ý các mục tiêu sau:

     1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để kịp thời cách ly và điều trị, hạn chế tối đa biến chứng dẫn đến tử vong, không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng. Lưu ý thực hiện các biện pháp phòng dịch cá nhân, tăng cường nâng cao nhận thức về phòng bệnh. Đặc biệt quan tâm tới các nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá, chợ, khu dân cư….

     2. Triển khai đồng bộ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tăng cường công tác tuyên truyền, cán bộ y tế cơ sở đến tận nhà dân cùng hướng dẫn và làm với dân, đặc biệt chú trọng phòng chống nhiễm virut đường hô hấp cấp, Rubella, thủy đậu, quai bị, nhiễm khuẩn do não mô cầu, sốt xuất huyết, sốt rét, nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống,.

     3. Đối với dịch sốt xuất huyết: thực hiện giám sát chặt chẽ ca bệnh, vectơ, tổ chức các biện pháp phun thuốc diệt muỗi và các côn trùng khác (sử dụng đúng hóa chất, phun đúng quy định), khai thông cống rãnh, san lấp các ổ đọng nước (loại trừ ổ bọ gậy), tuyệt đối phải ngủ màn chống muỗi đốt.

     4. Đối với bệnh sốt rét: tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng, kịp thời, không để xảy ra tử vong do sốt rét (chú ý các đối tượng mới vào vùng sốt rét), không được sử dụng Artesunate đơn thuần để điều trị sốt rét do P. falciparum.

     5. Đối với phòng chống nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống: thường xuyên tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân về vệ sinh ăn uống, cách lựa chọn thực phẩm tươi, ngon, an toàn để chế biến. Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm phối hợp với các ban ngành kiểm tra vệ sinh tại các bếp ăn tập thể, căng tin, cơ sở dịch vụ ăn uống, khu vực chế biến, nơi giết mổ tập trung…. Thực hiện đúng các quy định trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Chú trọng bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các ngày lễ và dịp tết. Những người làm nhiệm vụ phục vụ và nấu ăn tại các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể…. phải được học những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được khám sức khỏe trước khi vào làm việc và định kỳ 6 tháng 1 lần khám lại để kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gửi đi điều trị.

     6. Chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện và nhân lực để triển khai các biện pháp phòng chống kịp thời khi có dịch xảy ra.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh