phường thanh trì

Di tích cách mạng Đền Mẫu phường Thanh Trì, một địa điểm giáo dục truyền thống yêu nước
Publish date 31/10/2012 | 00:00  | View count: 3771

Theo dư địa chí và các thư tịch cổ có ghi Xã Thanh Đàm xưa, sau đổi thành Xã Thanh trì, nay là Phường Thanh trì là một làng cổ thuộc châu Long Đàm phủ Giao châu. Từ đời Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang thuận (1460 - 1469) là Xã Thanh Đàm, huyện Thanh Đàm, phủ Thường tín, trấn Sơn Nam. Do kiêng tên huý vua Lê Thế Tôn hiệu là Lê Duy Đàm từ năm 1573 Xã Thanh Đàm được đổi thành Xã Thanh Trì huyện Thanh Trì phủ Thường tín, trấn Sơn Nam. Do kiêng tên huý vua Lê Thế Tôn hiệu là Lê Duy Đàm từ năm 1573 Xã Thanh Đàm được đổi thành Xã Thanh Trì huyện Thanh Trì phủ Thường tín, trấn Sơn Nam.

Sau khi thực dân Pháp chiếm được Hà Nội, buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp định Pa-tơ-Nốt (Pa te nôtre) năm 1884. Thực dân Pháp bắt đầu qui hoạch thành phố, mở mang phố xá, xây dựng các công sở. Năm 1889 chúng lấy phần đất còn lại của huyện Thanh Trì phủ Thường Tín và huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức lập ra khu vực “ngoại thành Hà Nội”. Chúng lấy phần đất còn lại của của tỉnh Hà Đông cũ lập ra một tỉnh mới là tỉnh Hà Đông đặt tại làng cầu Đơ. Từ đó Thanh Trì là một huyện của phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Đông. Từ ngày 01/01/2004 chuyển là Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai Hà nội.
Thanh Trì là một địa phương nằm trên Hữu ngạn sông Hồng phía Đông Nam thành phố, con Sông Hồng nằm ở phía Đông Bắc chính là mạch máu quan trọng của thủ đô với các miền trong cả nước. Trong cuốn "Dư Địa Chí" Nguyễn Trãi đã nhận xét về vị trí của kinh chấn Sơn Nam trong đó ghi "Thanh Trì là trấn thứ ba trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên giậu phía Nam". Người dân Thanh Trì trước đây sống bằng nghề nông, trồng lúa, ngô, khoai... đặc biệt hơn nữa người dân Thanh Trì có nghề tráng bánh cuốn, món ăn bình dân này đã trở thành đặc sản ẩm thực của Hà Nội và đã đi vào ca dao, thơ, văn. Nghề bình dân ấy có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, trong thu nhập chính của người dân trong cuộc kháng chiến, của những con người cần cù chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất để mang hết sức mình góp phần cùng cả nước đấu tranh giành độc lập.

Năm 1946 tổng dân số của Thanh Trì chỉ có : 1873 người, có 3 Uỷ ban kháng chiến hành chính ở 3 làng. 3 Trung đội du kích. 1 Chi đoàn Thanh niên 1 Chi hội phụ nữ. Trong giai đoạn 1946 - 1954 trên địa bàn Thanh Trì đã phát động toàn dân bí mật đào hầm để bảo vệ cán bộ, chống sự càn quét của địch để bảo toàn lực lượng kháng chiến ; hầu hết nhân dân trong xã nhà nào cũng có hầm bí mật, toàn xã có 420 căn hầm bí mật .Tiêu biểu như cụ bà Hai Nguyên đào hầm dưới bàn thờ đền Mẫu để dấu cán bộ ..., cụ Phạm Thị Lựu, một mình đào 6 căn hầm bí mật mỗi hầm chỉ tính riêng đào, chống, vét đất đổ đi đã mất bao nhiêu công sức, không những thế cụ còn sáng tạo ra nhiều biện pháp nguỵ trang che mắt địch.

Theo cuốn " Lịch sử cách mạng xã Thanh Trì trang 57 viết: "Có một tên phản bội cực kỳ gian ác tên Sử, khi còn hoạt động cho ta đã từng được cụ Tư Rỗ che giấu xuống hầm bí mật, khi phản bội quay lại cùng bọn giặc Pháp săn hầm thì không thể nào tìm được dấu vết căn hầm nó đã từng xuống. Chúng tìm rất tỉ mỉ, xem từng cây cỏ, mặt đất cố tìm ra chỗ khác nhau nhưng các cụ đã dùng bột ớt rắc lung tung khắp nơi để khi không còn cách tìm được khi chúng dùng chó béc đánh hơi thì cũng không còn tác dụng". Có thể nói phần lớn xóm nào cũng có hầm bí mật để bảo vệ cán bộ, loại cá nhân, loại cho 2, 3 người. Đặc bịêt căn hầm nổi trong di tích đền Mẫu có thể chứa tới 4, 5 người, cũng có lúc lên tới 10 người. Cụ bà Hai Nguyên (Hoàng Thị Ngọt) xóm Vĩnh Thuận người trông giữ đền đã xây căn hầm nổi trong hậu cung để che giấu cán bộ cách mạng địa phương, bộ đội, công an về nằm vùng trong đó có những đồng chí cán bộ trung, cao cấp như: đồng chí Ngô Duy Cảo- nguyên bí thư ngoại thành, đồng chí Nguyễn Công Tài (hiện là anh hùng lực lượng vũ trang); đồng chí Phan Thanh Dũng ... căn hầm nổi nhưng rất an toàn, phía trên hầm được cụ Hai Nguyờn bài trí tượng thờ, phía dưới là một dãy chạy dài xuyên suốt có 2 cửa bí mật nguỵ trang rất khéo. Khi có biến cố cỏc cán bộ có thể thoát lối cửa hậu ra vườn, hoặc cửa ngách ra nhà dân xung quanh.

Các đội vũ trang tuyên truyền kết hợp với công an và đoàn thể quần chúng đó tổ chức nhiều trận phỏ Tề, trừ gian, nhiều nơi trong quận VI tề bị phá đi phá lại nhiều lần, lý trưởng các làng Quỳnh Lôi Hoàng Mai đó bị diệt, Tề phản động ở Nam Dư, Thanh Trỡ, Lĩnh Nam…cũng bị cảnh cỏo và trừng trị. Những hoạt động du kích như quấy rối vị trí địch, tiêu diệt những tên địch đi lẻ bằng vũ khí thô sơ đó xuất hiện nhiều nơi. Tháng 6 năm 1948, du kích Thanh Trỡ đang lúc làm đồng đó dựng liềm, đũn gỏnh, vồ đập chết 3 tên lính. Đối phó với những hoạt động vũ trang của ta, các cuộc càn quét khủng bố của địch ngày càng khốc liệt, chúng tàn sát nhân dân, triệt hạ làng Khương Trung, Kim Lũ, Kim Văn, Kim Giang và đốt phá nửa làng Thanh Trỡ, chỳng thành lập quận VI là đội Tây Lùn và lựa chọn những tên lưu manh, côn đồ, phản bội được trang bị vũ khí hóa trang giả làm thường dân bất ngờ sục vào các nơi có chỉ điểm báo trước, nơi nào có hoạt động du kích, có hầm bí mật, có tài liệu vũ khí...là chúng thẳng tay đàn áp, bắt được cán bộ, du kích chúng chặt đầu, khoét mắt, chặt chân tay...hoặc đánh đập dó man để uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng trái lại nhân dân xó Thanh Trỡ một lũng nuụi giấu cỏn bộ, hầm bớ mật đào khắp nơi.

Trong cuộc đấu tranh cách mạng chống Pháp, nhiều tấm gương nhân dân và du kích đã hy sinh anh dũng, nhân dân trong xã mãi mãi ghi nhớ và noi gương như : Chị Mai Thị Du bị Pháp bắt, chúng dùng điện tra tấn, dùng dẻ tẩm dầu quấn quanh người từ ngực đến chân và đốt nhưng chị đã một lòng kiên trung với Đảng, quyết không khai báo cơ sở cách mạng, nơi nuôi dấu cán bộ. Chị đã hy sinh dũng cảm, để mỗi lần nhắc lại nhân dân trong xã ai cũng thán phục và căm phẫn trước hành động dã man của kẻ thù.

Cụ giáo Trạc và anh Vương Văn Rào lên thẳng Sở Bắc Bộ của Pháp để đấu tranh yêu cầu giặc Pháp không được càn quét, đốt nhà, giết người vô tội ở xã Thanh Trì; Ngày hôm sau giặc Pháp càn vào làng, cụ Trạc đã bị địch bắt và chặt đầu, còn anh Rào bị địch dùng dao chọc cổ (chọc tiết) và thả trôi sông. Ông Đặng Văn Chung, trong một trận càn của địch, ông đã bị bắt ở bãi ngô, chúng tra tấn, đánh đập dã man nhưng ông không hề mở lời khai báo với địch, chúng lôi về làng khoét rốn, lôi ruột quấn 3 vòng lên cổ để uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Nhóm tham gia du kích có các bà Trần Thị Mận, Trần Thị Thuỳ, Bùi Thị Kỷ; nhóm tham gia làm địch vận có các cô Mai Thị Lương, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Thị Lựu ngoài ra chị em phụ nữ còn đảm nhiệm nhiều công tác khác. Một số chị em đã có thẻ căn cước được phép vào nội thành buôn bán, chị em lại làm nghề cũ cổ truyền là đội bánh cuốn Thanh Trì đi bán, nhưng có thể nói mỗi rổ bánh cuốn Thanh Trì là mỗi rổ tình báo, chị em đi khắp các ngõ ngách thành phố thu thập tin tức, cuối buổi chiều nguồn tin chính xác được báo cáo lại với cán bộ. Ngoài bãi sông Hồng, vắng người nhà cửa thưa thớt, bọn địch ít tới lùng sục nên cán bộ từ ngoài hậu phương vào công tác hoặc qua trạm này để vào nôị thành và ngược lại, chị em làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ và đưa đón cán bộ vào nội thành rất cẩn thận và an toàn.

Chín năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân và xã Thanh Trì đã tổ chức hàng chục trận chiến đấu lớn nhỏ, tiêu diệt 10 tên địch, 4 tên việt gian và vận động được 9 lính địch ra hàng, thu 5 khẩu súng, 1 xe môtô , 57 con bò về cho cách mạng tổ chức nhiều lần giải truyền đơn. Tham gia quân đội 85 người, 70 thanh niên tham gia lực lượng tự vệ, quyên góp ủng trên hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, một số xe đạp, xe ba gác cho kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp địa phương đã có: 32 gia đình được tặng bằng khen và kỷ niệm chương. 59 liệt sỹ. 51 thương binh 33 bị tù đày. 1 lão thành cách mạng. 2 cán bộ tiền khởi nghĩa. Lòng dân yêu nước sẵn sàng hi sinh tất cả, người dân Thanh Trỡ đó giữ trọn đạo lý làm người Việt Nam sống trong sạch, chết thơm tho, một lũng trung kiên vỡ nước quên mỡnh, quyết khụng quỡ gối trước sức mạnh tàn bạo của quân thù.

Hiện nay trên địa bàn phường Thanh Trì luôn có những nhân chứng lịch sử của địa phương, đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất và con người xã Thanh Trì, những người dân xóm Vĩnh Thuận xưa vẫn một lòng trung thành với tổ quốc, với Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tiêu biểu là các Ông Hoàng Văn Bản, Ông Hoàng Văn Bảo, các bà Trần Thị Được, bà Tạ Thị Tân và rất nhiều, rất nhiều người dân Thanh Trì khác. Với truyền thống Cách mạng quê hương, lòng dũng cảm, ý trí và sức mạnh của con người và mảnh đất quê hương Thanh Trì năm 2005 phường Thanh Trì đã được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, quê hương Thanh Trì có 2 anh hùng lực lượng vũ trang đó là anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức, anh hùng lực lượng vũ trang Mai Thị Du.

Nhân dịp chào mừng 58 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2012) ngày 05/10/2012 Phường Thanh Trì đã tổ chức gắn biển di tích Cách Mạng lưu niệm tại Đền Mẫu theo quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 08/3/2012 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có về việc gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến cho Đền Mẫu phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai Hà Nội.

Di tích lịch sử cách mạng đền Mẫu không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi ghi dấu lại những sự kiện, những năm tháng hoạt động của những cán bộ cách mạng đã được những người dân thôn quê nuôi giấu và bảo vệ an toàn giai đoạn 1946 - 1964. Tất cả những đóng góp sức người, sức của và một lòng cho cuộc kháng chiến nhân dân Thanh Trì đã tự hào làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước cha ông để lại, góp phần cho cuộc kháng chiến gian khổ với chiến thắng oanh liệt lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Việc gắn biển lưu niệm sự kiện di tích lịch sử cách mạng kháng chiến đền Mẫu góp phần thêm khối di sản văn hoá của Thủ đô, nhằm phát huy nội dung giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước cho mọi tầng lớp nhân dân. Tự hào với truyền thống của cha, anh hăng hái thi đua lao động sản xuất và học tập, lập nhiều thành tích góp phần xây dựng thủ đô ngày càng văn minh giàu đẹp.

Buổi Lễ gắn biển Di tích cách mạng được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ và được sự quan tâm động viên của các đồng chí Ban quản lý di tích Thành phố Hà Nội; Lãnh đạo quận Hoàng Mai đặc biệt là đồng chí Lê Minh Trường - Thường vụ Quận uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Quận; đồng chí Giang Chí Trung - Quận uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ phường; đồng chí Trần Quốc Hoan - Chủ tịch UBND phường, các đồng chí trong BCH Đảng uỷ, Thường trực UBND - HĐND - MTTQ, các ngành, đoàn thể, đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phường và các đồng chí phóng viên đài truyền hình Hà Nội. Di tích Cách mạng Đền Mẫu phường Thanh Trì góp phần làm nên bề dày thành tích và truyền thống yêu nước của các thế hệ người dân trên địa bàn phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.