y tế - giáo dục

Tháng cao điểm hành động An toàn vệ sinh lao động và phòng tránh bệnh nghề nghiệp (01 – 31/5).
Ngày đăng 28/04/2024 | 10:49  | View count: 46

Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Hầu hết những bệnh này diễn ra từ từ do quá trình tích tụ dần các chất độc, dẫn đến mãn tính. Khi cơ thể xuống sức, bệnh sẽ có cơ hội bùng phát mạnh mẽ. Những bệnh này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe người lao động (LĐ) mà còn có thể ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai... Bên cạnh đó, nguy cơ mắc BNN ở người LĐ cũng nhiều lên, đặc biệt là các bệnh: điếc, lao phổi, viêm gan siêu vi B nghề nghiệp, viêm giác mạc, viêm xoang, bệnh phụ khoa, các bệnh nội tiết... Số người LĐ bị các chứng giảm trí nhớ, các biểu hiện rối loạn thần kinh tăng lên.

Trên thực tế, không chỉ người LĐ ở những nhà máy có công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu, môi trường LĐ kém mới bị BNN nhiều, mà ngay cả những nhà máy có công nghệ hiện đại như sản xuất linh kiện điện tử, cũng phát sinh nhiều chứng bệnh mới như: nhiễm chì (từ việc hàn chấm các vi mạch), chức năng cơ bắp bị giảm (dù không phải làm việc nặng), đau mỏi toàn thân, đau vùng thắt lưng (không rõ nguyên nhân), mỏi mắt, giãn tĩnh mạch chi dưới (do phải đứng nhiều giờ trong ngày, giảm thị lực dẫn đến những biến chứng lạ khi sức khỏe cơ thể giảm sút. Qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm và khám phát hiện BNN trong những năm qua cho thấy: số người có sức khỏe loại tốt đã giảm xuống và người có sức khỏe loại trung bình và yếu có chiều hướng tăng lên. 

Hiện nay, Việt Nam mới có 34 BNN được đưa vào danh mục BNN được bảo hiểm. Tổng số BNN được bảo hiểm đã ban hành đến năm 2021 là 34 bệnh với nhiều nhóm khác nhau, cụ thể: Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (07 bệnh). Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh). Nhóm III: Các BNN do yếu tố vật

 

 

lý (06 bệnh). Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (05 bệnh). Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (05 bệnh). 

Một số biện pháp khắc phục làm giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN:

Biện pháp kỹ thuật: làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.

Biện pháp y tế:

+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.

+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng phục hồi sức khỏe; giám định khả năng lao động và tách người LĐ ra khỏi môi trường sản xuất nguy hại…

Ngoài các biện pháp trực tiếp áp dụng tại các cơ quan quản lý trên địa bàn, đồng thời cần thực hiện một số nội dung để nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, phòng chống BNN như sau như tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho người LĐ, người sử dụng lao động và cán bộ y tế về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống BNN và phối hợp liên ngành tổ chức “Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tổ chức phòng, khám BNN nhằm tăng cường công tác khám phát hiện, chẩn đoán, giám định, điều trị BNN./.

Nguồn: TTYT

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh