TIN TỨC KHÁC

Trường Mầm non Trần Phú: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường Mầm non
Ngày đăng 14/08/2019 | 11:03  | View count: 5743

Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người.Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng nhân cách ban đầu, làm nền tảng cho việc hình thành nhân cách trẻ em

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

     I. Lý do chọn đề tài

     Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người.Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng nhân cách ban đầu, làm nền tảng cho việc hình thành nhân cách trẻ em. Ở Việt Nam, bậc học Mầm non cũng nhận được sự quan tâm tạo điều kiện và đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước; với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với bậc học Mầm non, Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đối với GDMN  là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1.

     Trong những năm gần đây, bậc học mầm non đó có nhiều bước cải tiến rõ rệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ được giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động khác nhau: Hoạt động dạy học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động lễ hội, dưới các hình thức sinh hoạt khác nhau như sinh hoạt chung toàn trường, sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt nhóm. Tham gia vào hoạt động chung đó tạo cho trẻ có thái độ quan tâm, trách nhiệm, có tinh thần kỷ luật, nghiêm túc với công việc chung của lớp và bản thân. Là con đường ngắn nhất giúp cho trẻ tự điều chỉnh hành vi thể hiện sự tôn trọng chân thành với mọi người xung quanh như: Nói nhỏ nơi đông người, di chuyển có trật tự, biết nhường nhịn bạn và em nhỏ, đây chính là nét đẹp văn hoá của con người mới, tạo ra một bước tiến trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ở lứa tuổi mầm non.Một trong những vấn đề được ngành giáo dục mầm non quan tâm hiện nay là việc tổ chức các hoạt động tập thể - hoạt động lễ hội.

     Việc tổ chức được những hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, thu hút được sự tham gia của đa số trẻ chính là tổ chức hoạt động dạy trẻ học cách cùng chung sống, biết cách tranh luận, đối thoại, hợp tác, học cách chia sẻ với người khác: Cùng học, cùng chơi, cùng làm việc, cùng thoả hiệp với bạn trên tinh thần hợp tác cùng nhau hoàn thành sản phẩm (hoàn thành mục đích chung). Giúp trẻ dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống xã hội sau này. Đó cũng chính là nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp với các phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì các hoạt động giao lưu tập thể cũng là một trong những hoạt động phản ánh hiện thực xung quanh trẻ và toàn bộ cuộc sống, tâm lý của trẻ, phản ánh những hiểu biết cũng như khả năng thiết lập mối quan hệ với các bạn xung quanh. Thông qua các họat động giao lưu tập thể, trẻ không chỉ phát huy tư duy, trang bị cho trẻ các kĩ năng giao tiếp, sự mạnh dạn, tự tin, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Chương trình giáo dục Mầm non mới đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, thể hiện hết khả năng của bản thân; đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt và sáng tạo nhất, thực hiện đúng phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện trẻ về mọi mặt. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: tính kỉ luật, tự chủ, mạnh dạn trong giao tiếp nhằm nâng cao khả năng phát triển trí tuệ, giúp trẻ học tốt các môn học khác nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

     Việc tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ ở trường Mầm non nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Cũng có thể coi việc tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như là một phương tiện giáo dục trẻ em mang lại hiệu quả cao. Đáp ứng nhu cầu giao lưu xúc cảm, tình cảm và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội, có được những kinh nghiệm và kỹ năng sống, mang lại niềm vui, niềm tự hào, tạo cho trẻ có được cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với cô giáo bạn bè, trường lớp, giúp cho trẻ không những được học, được chơi trong tập thể cũng chính là xã hội thu nhỏ với các bạn của mình mà còn được giao lưu, trao đổi, quan tâm, giao tiếp với  bạn bè, các bạn lớp khác, khối khác, lứa tuổi khác trong trường. Không những thế, việc tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể còn rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm. Kỹ năng làm việc theo nhóm cần được giáo dục ngay từ khi trẻ còn học mẫu giáo, điều này chưa được chú ý đúng mức. Cần hình thành các trò chơi sao cho giáo viên có thể chia các cháu thành nhóm, tạo sự đoàn kết và thi đua giữa các nhóm. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ chức được các hoạt động tập thể cho trẻ hấp dẫn, gây hứng thú và khai thác hết được các khả năng ở trẻ là điều khá khó khăn, cần sự tổng hợp, chọn lọc và áp dụng hợp lí. Từ đó, tôi quyết tâm lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non”.

     II. Cơ sở lý luận

     Các hoạt động giao lưu tập thể trong các ngày lễ - ngày hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể  được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Nói đến lễ hội là nói đến các sự kiện diễn ra trong năm, lễ hội trong trường mầm non trải dài theo suốt thời gian của một năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng, ngày Tết Trung Thu và kết thúc là ngày bế giảng năm học vui tết thiếu nhi 1/6. Tổ chức ngày hội ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội tại thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống đem lại niềm vui sướng, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc chọn lựa nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể cũng là một trong những hoạt động giao lưu, trải nghiệm giúp trẻ được thể hiện hiểu biết, khả năng làm việc độc lập, sự hợp tác với mọi người. Rèn luyện khả năng ứng xử, phản xạ nhanh với các tình huống, tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn phương thức giải quyết tình huống hợp lí và thông minh, nhạy bén nhất để trẻ được trang bị các kĩ năng cơ bản cần thiết trong cộng đồng.

     Khi được tham gia vào các hoạt động lễ hội trẻ được tham gia giao lưu tập thể giúp trẻ có những hiểu biết về truyền thống của quê hương mình để khi lớn lên ký ức tuổi thơ sẽ tồn tại mãi mãi, những gì trẻ học được ở tuổi thơ sẽ là nền tảng cơ sở cho tương lai, từ đó sẽ có ý thức giữ gìn và bảo về nền văn hoá của dân tộc ta. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và cùng tham gia cùng học cùng chơi với trẻ. Giáo viên sẽ giúp trẻ phát huy được hết khả năng sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, đóng góp vào các hoạt động có ý nghĩa, giúp trẻ cảm nhận được sự quan trọng của bản thân cũng như sự quan trọng của người khác. Chính vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt dộng lễ hội giáo viên phải luôn chú ý tới việc cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động, được trưngbày những sản phẩm do chính tay trẻ làm ra giới thiệu, chia sẻ cảm xúc với mọi người.

     III. Cơ sở thực tiễn

     1. Thuận lợi

-  Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng, học liệu của các cháu. Luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn về mọi mặt, đặc biệt là có định hướng và khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ.

- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức sáng tạo và vươn lên trong công tác, có tinh thần học hỏi, biết cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động.

- Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và trang trí môi trường, có sự phối hợp với giáo viên cùng lớp và đồng nghiệp rất tốt.

- Đa số trẻ đã có nề nếp từ lớp mẫu giáo bé, có ý thức trong việc tham gia một số hoạt động tập thể của trường; trẻ hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giao tiếp.

- Đa số phụ huynh quan tâm đến các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp.

     2. Khó khăn

- Kinh phí, nguyên vật liệu làm đồ dùng trang trí để tổ chức các hoạt động tập thể trong lớp còn thiếu nhiều.

- Nguồn tài liệu để tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ đẻ nghiên cứu rất ít, hầu như không có làm hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện.

- Số học sinh trong lớp đông, một số trẻ hiếu động, khả năng tập chung vào hoạt động chưa cao.

- Kỹ năng cần có để trẻ tham gia cùng cô chuẩn bị cho các hoạt động tập thể còn hạn chế do đó giáo viên phải rèn trẻ nhiều.

- Một số phụ huynh quá bận, chưa thường xuyên nắm bắt hoạt động trong lớp, chưa  kịp thời phối hợp chuẩn bị cho con trước ngày tổ chức hoạt động

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     Khi được tham gia các hoạt động của ngày hội, ngày lễ sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, làm cho trẻ có thể nhận thức và ghi nhớ lâu, hình thành dần cho trẻ ý niệm về những ngày hội, ngày lễ và có ý nghĩa giáo dục tác động đên trẻ một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, giúp cho trẻ có cơ hội được thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những sự kiện mà trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Qua đây cũng là một hình thức ôn luyện, củng cố các nội dung đã học, cùng với việc thể hiện những tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề ngày hội, ngày lễ có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc mình. Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng một số các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lịch trình tổ chức các hoạt động.

- Biện pháp 2: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, học sinh

- Biện pháp 3: Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể, kỹ năng tạo hình cơ bản phù hợp khả năng của trẻ

- Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giao lưu

NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP

     1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lịch trình tổ chức các hoạt động

     a. Mục đích

- Giúp cho giáo viên nắm chắc kế hoạch tỏ chức các hoạt động trong năm học

- Giúp cho đồng nghiệp và phụ huynh cùng phối hợp tốt trong quá trình triển khai hoạt động.

     b. Cách tiến hành

     Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tập thể nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng, nếu muốn cho trẻ thực sự tích cực và hào hứng tham gia vào các hoạt động thì giáo viên phải tổ chức được các hoạt động mà trẻ thích, trẻ có thể tự mình phát huy được bản thân, hiểu biết về hoạt động, có kỹ năng tham gia hoạt động đó. Chính vì vậy tôi đã xây dựng một lịch trình, tôi đưa ra bàn bạc với giáo viên trong lớp cùng nhau thảo luận và lựa chọn những hoạt động phù hợp nhất với việc chuẩn bị của giáo viên và thu hút được sự tham gia của đa số trẻ trong lớp, cũng như sự tham gia của phu huynh lớp. Cụ thể như sau:

     KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ LỚP MGL A2

Thời gian

Nội dung

Kế hoạch hoạt động

Chuẩn bị

Tháng 8

- Rèn kỹ năng cho trẻ

- Trang trí môi trường lớp

- Kế hoạch rèn kỹ năng làm đồ dùng, trang trí

- Kế hoạch rèn hoạt động nhóm, đội hình cho hoạt động tập thể

- Chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện

- Tổ chức sinh nhật cho trẻ sinh vào cuối tháng.

- Phân công cho từng giáo viên trong lớp phụ trách các mảng công việc để tổ chức các hoạt động

+ Cô số 1: Soạn thảo các nội dung phối hợp trước mỗi hoạt động và gửi tới PH.

+ Cô số 2: Chuẩn bị nguyên liệu cho trẻ hoạt động

- Lựa chọn bài hát và cho trẻ tập văn nghệ chào mừng

- Từng GV chủ động chuẩn bị mảng mình phụ trách và cả 2 GV sẽ cùng phối hợp nhau để hoàn thành các nội dung đó.

- Phối hợp PH chuẩn bị quà sinh nhật, quà tặng cho từng học sinh nhân ngày hội lễ.

 

-Bìa màu làm bưu thiếp

- Giấy màu..., nguyên vật liệu trang trí

- Chuẩn bị băng đĩa nhạc theo từng ngày hội lễ

- Thời gian tổ chức sinh nhật:   Thứ 5 (hoặc thứ 6) tuần 3 hàng tháng.

Tháng 9 - 10

Chuẩn bị và tổ chức lễ  khai giảng, Tết trung thu

- Phối hợp phụ huynh tặng quà trung thu cho trẻ.

- Cho trẻ tập hát, múa, trò chơi về ngày trung thu

- Tổ chức ngày hội tại lớp, sinh nhật tháng 9, 10

Tháng 11

Tổ chức ngày 20-11

- Làm bưu thiếp chúc mừng các cô giáo.

- Tổ chức hoạt động giáo dục theo khối

Tháng 12

Tổ chức đón ngày thành lập Quân đội nhân dân VN và đón Giáng sinh

- Tổ chức ngày hội theo lớp

- Cho trẻ hát múa về chú bộ đội

- Phối hợp cùng phụ huynh tặng quà Noel cho từng trẻ tại lớp.

- Tổ chức sinh nhật tháng 12

Tháng 01

Chào năm mới.

Sơ kết học kỳ I

- Tổ chức hoạt động vui đón năm mới

- Phối hợp phụ huynh, nhà trường tổ chức sơ kết học kỳ I

- Tổ chức sinh nhật tháng 1

Tháng 02

Vui đón tết

- Tổ chức cho trẻ tham gia trang trí hoa mai,hoa đào, làm bưu thiếp chúc tết người thân.

- Tập văn nghệ đón xuân

- Tổ chức sinh nhật tháng 2

- Trồng cây xanh đem về trang trí ngày Tết

Tháng 3

Ngày 8-3

- Làm bưu thiếp chúc mừng mẹ, cô giáo

- Hát múa về ngày 8-3 tổ chức hoạt động theo lớp

- Tổ chức sinh nhật tháng 3

Tháng 4

 

- Tổ chức sinh nhật tháng 4

- Tìm hiểu về ngày 30/4

Tháng 5

Ngày sinh nhật Bác Hồ

Vui tết thiếu nhi

- Tổ chức hoạt động tập văn nghệ

- Chụp ảnh kỷ niệm

- Tổ chức sinh nhật tháng 5

- Phối hợp phụ huynh tặng quà cho học sinh ngày tết thiếu nhi 1/6

     c. Kết quả

     Khi xây dựng được kế hoạch hoạt động tập thể cho cả năm học tôi thấy rõ hơn những công việc mình định tổ chức cho trẻ. Khái quát lại thì thật đơn giản đó là:

+ Tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện trong năm.

+ Tổ chức sinh nhật hàng tháng.

- Dựa trên lịch trình đó tôi đề xuất với phụ huynh và giáo viên trong lớp cùng phối hợp để hoàn thành theo đúng kế hoạch.

- Trong năm học vừa qua, tôi đã tổ chức được một số hoạt động giao lưu tập thể sau:

     MỘT SỐ CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU TẬP THỂ LỚP MGL A2

TT

Hoạt động giao lưu tập thể

1

- Biểu diễn văn nghệ

+ Trường chúng cháu đây là trường mầm non

+ Múa về miền cổ tích.

2

- Chương trình “Vui hội trăng rằm”

+ Biểu diễn văn nghệ

+ Cô và cháu bày mâm ngũ quả trung thu, làm bánh nướng, bánh déo

+ Làm đồ chơi trung thu (làm mặt nạ, vương miện, đèn ông sao...)

3

- Tổ chức tiệc sinh nhất.

+ Văn nghệ mừng sinh nhật

4

- “Hội chợ xuân”

+ TCDG: Kéo co, đi cà kheo..

+ Các gian hàng truyền thống: Xúc xích, chả xiên, bánh cuốn, cháo, chè, ...

5

- “Chương trình chào xuân 2019”

+ Biểu diễn văn nghệ chào xuân

+ HĐGL: “Bé chuẩn bị đón tết”

+ Trang trí môi trường lớp ngày tết

+ Gói bánh chưng ngày tết

+ Làm bao lì xì, cắt hoa, lá và trang trí cây đào

6

- Ngày hội “Bé với tết trồng cây”

+ Giới thiệu về ngày tết trồng cây của Hồ Chủ Tịch

+ Bé chăm sóc cây.

7

- “Hôi khỏe măng non”

+ Văn nghệ

+ Các phần thi (Màn đồng diễn, kéo co, chạy tiếp sức..)

8

- “Hà Nội trong mắt em”

+ Biểu diễn văn nghệ

+ Hoạt động gameshow

+ Tô màu, làm tranh xé dán về các danh lam thắng cảnh của thủ đô.

9

- Hoạt động giao lưu “Vui tết thiếu nhi”

+ Biểu diễn văn nghệ, các hoạt động thiếu nhi

     2. Biện pháp 2: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, học sinh

     a.Mục đích

- Giúp phụ huynh nắm bắt được kế hoạch hoạt động của lớp, phụ huynh chủ động trong công tác phối hợp, ủng hộ cho lớp về nguyên vật liệu.

     b. Cách tiến hành

- Thông qua trang Facebook của lớp.

- Thông qua buổi họp đầu năm: Với kế hoạch của mình tôi đã trình bày trước toàn thể phụ huynh lớp, các bậc phụ huynh đã nhất trí ủng hộ như sau:

+ Một số phụ huynh đề nghị ủng hộ cho lớp kinh phí để tổ chức cho các con như : Kinh phí để tổ chức liên hoan, mua quà tặng sinh nhật, phần thưởng học kỳ, đóng góp nguyên liệu để trang trí.

+ Các bậc phụ huynh đã đề nghị đại diện ban phụ huynh lớp đứng ra thay mặt toàn thể phụ huynh nhận kinh phí ủng hộ và có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch mà lớp đưa ra, và có phản hồi lại kết quả vào lần họp phụ huynh tiếp theo.

+ Các bậc phụ huynh nhất trí cùng con chuẩn bị thêm một số nguyên liệu sưu tầm như tranh ảnh, vật thật, giấy bìa màu.

- Thông qua các nội dung phối hợp trong tháng: Trong từng tháng tôi viết nội dung phối hợp về chủ đề, về yêu cầu phối hợp cho tháng đó -> phô tô chuyển tới từng phụ huynh, thông báo trên trang facebook của lớp.

Nội dung phối hợp trong tháng có tác dụng giúp phụ huynh đánh giá kết quả của giáo viên và ban phụ huynh lớp trong quá trình tổ chức hoạt động trước đó, và phụ huynh cũng biết được nội dung phối hợp tiếp theo.

    c. Kết quả

- Trong năm học 2018-2019 lớp tôi nhận được sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ, đóng góp của các bậc phụ huynh kết quả như sau:

     MỘT SỐ ĐỒ DÙNG PHỤ HUYNH ỦNG HỘ LỚP A2

TT

Tên đồ dùng

Số lượng

Thành tiền
(nghìn đồng)

Ghi chú

  1.  

Giấy A4 một mặt

8 gam

560

 

  1.  

Giấy A4 hai mặt

3 gam

300

 

  1.  

Băng dính

13 cuộn

325

 

  1.  

Băng dính hai mặt

24 cuộn

72

 

  1.  

Ruy băng

17 cuộn

255

 

  1.  

Ống hút

300 cái

300

 

  1.  

Cốc nhựa

213 cái

639

 

  1.  

Cốc giấy

250 cái

500

 

  1.  

Đĩa giấy

150 cái

300

 

  1.  

Vỏ chai

153vỏ

170

 

  1.  

Cây xanh

40 cây

1.200

 

  1.  

Nút chai

350 cái

175

 

  1.  

Giấy màu

58 tờ

58

 

  1.  

Kẹp gỗ

86 cái

185

 

  1.  

Màu nước

10 lọ

300

 

  1.  

Kẹp giấy

15 hộp

175

 

  1.  

Keo nến

25 cây

100

 

  1.  

Giấy bìa A0

8 tờ

60

 

  1.  

Nam châm

10 vỉ

350

 

  1.  

Truyện tranh các loại

20 quyển

480

 

     Trong công tác giảng dạy của mình, tôi nhận thấy những kế hoạch mà các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và phối hợp phải là kế hoạch cụ thể, nội dung phải là những gì thực tế liên quan đến trẻ, có tác dụng giáo dục trẻ tốt, kế hoach chi tiết này phải được thông qua với phụ huynh vào buổi họp đầu năm để xin ý kiến đóng góp, cũng như các giải pháp để tổ chức kế hoạch tiếp theo.

     Nên thông qua biện pháp phối hợp với phụ huynh, tôi đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các bậc phu huynh trong việc tham gia tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ, phụ huynh hiểu và thông cảm hơn với công việc của giáo viên, tích cực sưu tầm giúp cho lớp những nguyên vật liệu lớp cần, quan tâm hơn đến việc cung cấp cho con các hiểu biết về lễ hội mà các con sắp tham gia, rèn cho con cách ứng xử khi tham gia vào các hoạt động tập thể.

     3. Biện pháp 3: Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể, kỹ năng tạo hình cơ bản phù hợp khả năng của trẻ

     a. Mục đích

- Giúp trẻ phát huy được khả năng làm việc của tất cả trẻ, có nhiều cơ hội để thảo luận, chia sẻ giúp đỡ nhau, giúp cho trẻ tự tin hơn khi tham gia hoạt động.

- Thoả mãn nhu cầu được trực tiếp tham gia vào các hoạt động tập thể cuả trẻ

     b. Cách tiến hành

- Thông qua các hoạt động TH nhằm nâng cao các kĩ năng tạo hình cho trẻ

- Rèn luyện thêm cho trẻ các kỹ năng vào các hoạt động khác trong ngày như HĐ chiều, HĐ ngoài trời.

- Rèn kỹ năng tô mầu, gấp giấy, xé dán,vo giấy

- Rèn kỹ năng sử dụng băng dính, sử dụng kéo cho trẻ

- Tổ chức cho trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình thông qua hoạt động ngoại khóa

- Phối hợp với phụ huynh và giáo viên trong công tác rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ

     Việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến này tưởng như không có liên quan gì đến việc tổ chức hoạt động giao lưu tập thể trong các ngày hội- ngày lễ  nhưng trên thực tế, nếu trẻ không có những kỹ năng này trước khi diễn ra các hoạt động tập thể, hoạt động lễ hội thì dù cho chúng tôi có xây dựng kế hoạch cụ thể đến đâu, chúng tôi cũng chưa đủ mạnh dạn để đem ra tổ chức cho trẻ, bởi vì lớp rất đông học sinh giáo viên không thể vừa cung cấp kỹ năng vừa yêu cầu trẻ làm ra sản phẩm phục vụ cho lễ hội đó.

     c. Kết quả

     Sau khi áp dụng biện pháp “Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể, kỹ năng tạo hình cơ bản phù hợp khả năng của trẻ”, trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả sau:

- Trẻ đã biết tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm để cùng nhau tạo ra một sản phẩm chung của nhóm lớp:

- Đa số trẻ lớp tôi đã có các kỹ năng tạo hình cơ bản như: Tô màu, xé giấy, vo giấy, gấp giấy, in hình và đã có kỹ năng sử dụng một số đồ dùng như: cắt băng dính, các loại băng dính, hồ dán, kỹ năng sử dụng kéo cắt theo đường thẳng, đường bao của hình. Đó là những kỹ năng cơ bản nhất và được trẻ sử dụng rất nhiều trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động chuẩn bị cho lễ hội của lớp.

     Trong khi tổ chức các hoạt động, chúng tôi thường xuyên yêu cầu trẻ thực hiện tốt nội dung vệ sinh môi trường lớp học,  từng cá nhân trẻ có ý thức được vệ sinh sạch sẽ khu vực của mình, lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định, bảo quản đồ dùng do mình và bạn tạo ra, trân trọng, tự hào, yêu quý sản phẩm mình làm được.

     4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động gắn với chương trình

     Khi đã có lịch trình hoạt động, có được sự phối hợp từ phía phụ huynh, đặc biệt là trẻ đã có những kỹ năng tạo ra đồ dùng để trang trí, kỹ năng cơ bản để tham gia hoạt động chung, tôi đã triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội, hoạt động tập thể tại lớp cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau.

     4.1. Tổ chức hoạt động sinh nhật cho trẻ theo tháng

     a. Mục đích

- Tạo cho trẻ cơ hội hoạt động, trải nghiệm, khắng định bản thân.

- Tăng cường các kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ

- Biết quan tâm, chia sẻ, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ bạn bè,...

- Tổ chức sinh nhật theo tháng đã tạo ra một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ.

- Trẻ hiểu được ý nghĩa ngày sinh nhật của mình, thêm trân trọng bản thân, yêu quý bố mẹ và gia đình.

- Đáp ứng mong muốn của đa số phụ huynh và đa số trẻ.

     b. Cách tiến hành

- Trước khi tổ chức sinh nhật của tháng đó tôi đã giới thiệu với cho cả lớp biết tên các bạn có ngày sinh trong tháng và gắn ảnh lên bẳng sinh nhật của lớp.

- Gợi ý cho trẻ thảo luận về việc chúc mừng sinh nhật các bạn đó: Tặng quà, bưu thiếp, chia sẻ cảm xúc, gửi những lời chúc ý nghĩa tới các bạn.

- Khi triển khai buổi lễ cô và  trẻ cùng nhau chuẩn bị : Bày bánh kẹo ra đĩa, bạn nào sinh nhật hôm nay sẽ là chủ nhân của buổi lễ, các bạn khác sẽ là khách mời. Trước khi buổi lễ bắt đầu tôi cho trẻ cùng trao đổi:

+ Là khách cần chú ý điều gì để thể hiện mình là người lịch sự.

+ Là nhân vật chính của buổi tiệc con sẽ thể hiện sự hiếu khách như thế nào.

+ Sau khi dự sinh nhật xong phải làm gì để lớp học lại sạch sẽ....

- Trẻ sẽ thảo luận và đưa ra suy nghĩ của mình, tôi đã khái quát lại những yêu cầu và hình thành cho trẻ có một số kỹ năng sống cơ bản khi tham gia buổi lễ sinh nhật:

+ Cách nói lời chúc mừng các bạn cho phù hợp, nói lời cảm ơn mỗi khi nhận được lời chúc của mọi người, nói lời mời bạn dự sinh nhật khi buổi lễ bắt đầu.

+ Có hành vi phù hợp trong ăn uống, có ý thức cùng nhau thu dọn đồ dùng khi kết thúc buổi lễ..

     c. Kết quả

     Đối với mỗi chúng ta ngày sinh nhật là một ngày vô cùng ý nghĩa, nếu được mọi người quan tâm chia sẻ thì đó sẽ là một niềm vui lớn với những khoảnh khắc đẹp đáng ghi nhớ. Đối với trẻ cũng vậy, trẻ cảm thấy mình được moi người quan tâm, trẻ thấy gần gũi, thân thiết với các bạn hơn, mạnh dạn thể hiện mình hơn khi nói lời chúc mừng hay khi cùng nhau chuẩn bị buổi lễ cho mình cho bạn. Đó là cơ hội tốt để giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử có văn hoá cho trẻ.

     4.2. Tổ chức hoạt động lễ hội gắn với chương trình

     a. Mục đích

- Khi trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động lễ hội, hoạt động tập thể gắn với chương trình giáo dục giúp trẻ nắm kiến thức, kỹ năng một cách tự nhiên, không gượng ép.

- Tổ chức các hoạt động lễ hội là một cách hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

     b. Cách tiến hành

Từ khi bắt đầu chuẩn bị hội lễ đến khi buổi lễ diễn ra gồm có các hoạt động sau:

- Làm đồ dùng trang trí chuẩn bị cho lễ hội: Tuỳ từng ngày hội có thể lựa chọn cho trẻ tham gia vào việc làm đồ dùng để trang trí phù hợp cụ thể như sau:

+ Dán, trang trí bông hoa để trang trí lớp đón các ngày lễ lớn

+ Xé, dán thêm hình nhỏ để trang trí vào bức tranh chung của nhóm

+ Dán thêm ngôi sao vào nền giấy đỏ thành cờ đỏ sao vàng để trang trí lớp.

+ Tạo thành khuôn mặt của bông hoa đĩa để trang trí cổng lớp

+ Gói quà, gấp hình ông già noel, trang trí vào cây thông , hoa đào- hoa mai

+ Mỗi nhóm sẽ làm một công việc để chuẩn bị cho buổi lễ: bầy bánh kẹo, bày quà ra bàn, xếp ghế, chuẩn bị tiết mục văn nghệ.

+ Mỗi trẻ sẽ lựa chọn nguyên vật liệu, kiểu trang trí để tạo thành tấm bưu thiếp theo ý tưởng của mình, và sẽ sử dụng tấm thiếp đódo chính trẻ làm ra để tặng bà, tặng mẹ,tặng bạn, tặng cô, chúc tết gia đình.

+ Tham gia Tết trồng cây để chuẩn bị  đón xuân về.

     Quá trình chuẩn bị cho các hoạt động tập thể trong ngày hội- ngày lễ đã dần dần khơi gợi sự hứng thú, sự phấn khởi háo hức chờ đón trongngày kỉ niệm các ngày lễ đó. Công việc này còn giúp cho chúng tôi rèn luyện cho trẻ tư duy một cách sáng tạo, tích cực, tự giác. Từ những đồ dùng tưởng như vô dụng qua ý tưởng sáng tạo của trẻ đã trở thành những vật trang trí hấp dẫn được chính bàn tay trẻ làm ra.Cũng trong quá trình trẻ tham gia vào việc trang trí, chuẩn bị cho các ngày lễ- ngày hội  tôi đã theo dõi và điều chỉnh hành vi của trẻ cho phù hợp, hướng trẻ vào việc cùng nhau thảo luận, cùng nhau tạo ra sản phẩm chung, rèn trẻ kỹ năng hợp tác trong công việc.

- Sản phẩm của trẻ, món quà kỉ niệm ngày lễ hội

Một số ngày kỷ niệm: Tết Trung thu, quà giáng sinh, tết thiếu nhi 1/6. Tôi tuyên truyền vận động phối kết hợp cùng với các cô chuẩn bị sẵn cho lớp các món quà mang tính giáo dục như hộp sáp màu, vở tô theo chủ đề, đồ chơi nhỏ,...

Với một số ngày hội ngày lễ lớn  như  20/11, ngày Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, tôi khuyến khích trẻ tự mình chuẩn bị những món quà nhỏ, thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người xung quanh: (Bưu thiếp tặng bạn, tặng cô giáo, tặng mẹ, tặng bà...

- Tổ chức các hoạt động biễu diễn ngày hội, ngày lễ

Bản thân trẻ nhỏ cũng như người lớn chúng ta, mỗi khi tự mình làm được một việc có ý nghĩa, hoặc tự thể hiện mình trước đám đông là một sự cố gắng rất lớn, giúp ta nhớ mãi và ấn tương khó phai. Chính vì vậy việc tổ chức hoạt động giao lưu tập thể, ngày hội ngày lễ tại lớp của tôi không nằm ngoài mục đích tạo cho từng trẻ cơ hội thể hiện bản thân.

Các nội dung trẻ sẽ biểu diễn chính là những nội dung trẻ được học trong chương trình và trẻ sẽ thể hiện lại những hiểu biết đó trong buổi sinh hoạt tập thể, trong ngày hội, ngày lễ.

+ Âm nhạc: Trẻ biểu diễn các bài hát phù hợp với hội lễ và chủ đề

+ Văn học: Tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện các bài trong chủ đề dang diễn ra và gắn với lễ hội

+ Tạo hình: Cho trẻ tự giới thiệu chia sẻ cảm xúc về sản phẩm do chính trẻ mà mình làm được để đón lễ hội

     Khi buổi giao lưu diễn ra giáo viên hoặc trẻ sẽ là người dẫn chương trình và động viên trẻ tham gia biểu diễn các tiết mục đó dưới hình thức tập thể, nhóm, cá nhân...Sau mỗi buổi sinh hoạt chung đó trẻ đều được nghe cô giáo nhận xét về kết quả hoạt động, đánh giá hành vi và cách ứng xử của các bạn. Qua đó trẻ được giáo dục  kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử một cách nhẹ nhàng, không gượng ép.

     c. Kết quả

     Với biện pháp tổ chức hoạt động giao lưu tập thể, ngày hội - ngày lễ tại lớp gắn với hoạt động giáo dục đã thực sự đạt được hiệu quả rất cao:

- Thể hiện được rất rõ phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm, dạy trẻ mọi lúc,mọi nơi và phương pháp tích hợp trong mọi hoạt động

-Khi trẻ được tham gia các hoạt động tập thể trẻ đã hình thành được năng lực quan sát, nhận xét, đánh giá hành vi, cách ứng xử của người khác, giải toả căng thẳng, mệt mỏi, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ với công việc chung.

- Đáp ứng được yêu cầu của sở giáo dục là “Các hoạt động đều do cô và cháu cùng thực hiện trên nền những gì cháu đã được lĩnh hội ở nhà trường nhưng không quá tốn kém, mất nhiều thời gian và mệt mỏi cho các cháu”.

     Nhiều hơn tất cả đó là khi tham gia vào hoạt động giao lưu tại lớp, trẻ thực sự được trải nghiệm, hoà mình vào trong tập thể, được đón nhận tình cảm từ người thân, từ cô giáo và bạn bè được chia sẻ hợp tác, được là chính mình, chắc chắn đó là niềm vui, là những kỉ niệm đẹp mà trẻ sẽ được ghi nhớ mãi đến tận sau này.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

     Sau khi sử dụng một số biên pháp tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động lễ hội cho trẻ tại lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:

     1. Đối với trẻ

     Đa số trẻ đã có hiểu biết về các ngày lễ hội truyền thống của dân tộc, có hành vi ứng xử văn hoá hơn mỗi khi cùng nhau tham gia các hoạt động giao lưu tập thể. Trẻ khi tham gia hoạt động đã được rèn luyện thêm về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm, ý thức hoàn thành công việc của mình, kỹ năng trang trí, chuẩn bị, kỹ năng làm đồ dùng tự tạo của đa số trẻ được nâng lên rõ rệt.

     Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, hứng thú trong các hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ và giúp trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm. Đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và mang lại niềm vui, niềm tự hào, tạo cho trẻ những cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với cô giáo bạn bè, trường lớp, không nhứng giúp cho trẻ được học, được chơi với cô giáo của mình mà còn được giao lưu, trao đổi, quan tâm, tiếp xúc với các giáo viên khác trong trường, các bạn lớp khác, lứa tuổi khác trong trường.

     Đa số trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi tự tạo, ý thức bảo vệ môi trường, trẻ biết cùng bố mẹ sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có để làm ra đồ chơi phù hợp với khả năng, phù hợp với chủ đề, sự kiện.Trẻ đã rèn luyện nhiều về kỹ năng  vận động tinh, khả năng phối hợp tay mắt giúp trẻ khéo léo khi xử lý các tình huống, trẻ biết cách sử dụng đồ dùng, sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo an toàn(cách cầm kéo đúng cách).

     Quá trình tổ chức các hoạt động tập thể, khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ đến nay trẻ lớp tôi có tiến bộ rõ rệt:

 

TT

Nội dung đánh giá

Tổng số trẻ

Trước thực hiện

Sau thực hiện

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Sự hào hứng, tích cực khi trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể

36

30

88

36

100

2

Khả năng thảo luận, làm việc theo nhóm.

36

27

75

33

92

3

Nề nếp, thói quen tốt, mạnh dạn, biết chia sẻ trong các hoạt động giao lưu tập thể

36

27

75

34

94

    2. Đối với giáo viên

     Làm tốt công tác tổ chức hoạt động tập thể, ngày hội- ngày lễ cho trẻ chính là đã thực hiện được phương pháp dạy học gần gũi với trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách chủ động và sáng tạo.

     Bản thân tôi cảm thấy rất hào hứng hoà mình vào không khí lễ hội vào các hoạt động tập thể với trẻ, mỗi khi cùng trẻ trao đổi, thảo luận về việc chuẩn bị đón ngày hội lễ.

     Được phụ huynh và nhà trường đánh giá là có sự sáng tạo khi tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ.

     Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong việc tổ chức hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ đặc biệt là trong các sự kiện lớn.

    3. Đối với phụ huynh

- Đã kịp thời phối hợp với giáo viên để cùng chuẩn bị tổ chức hoạt động tập thể-hoạt động lễ hội cho trẻ, nắm bắt kip thời tình hình của con em mình.

- Đã quan tâm hơn đến các ngày kỷ niệm của con ngày lễ hội của trường- lớp

Thường xuyên sưu tầm ủng hộ các nguyên vật liệu mà giáo viên vận động gợi ý.

- Gần gũi và cảm thông hơn với giáo viên trong lớp

- Tích cực tham gia các hoạt động do trường và lớp tổ chức

     4. Về cơ sở vật chất

- Biết sử dụng kỹ năng để tự mình làm ra những đồ chơi mà mình mong muốn mỗi khi không còn sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo.

- Trẻ tạo ra được những đồ chơi tự tạo rất phù hợp để trang trí lớp và tạo môi trường cho chính bản thân trẻ nên được ban giám hiệu và các đoàn tham quan, đoàn kiểm tra đánh giá tốt về môi trường học thân thiện và có nhiều sản phẩm phục vụ cho họat động của trẻ.

- Lớp nhận được rất nhiều nguyên vật liệu đa dạng phong phú, hữu ích.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    I. Kết luận

     Tổ chức hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ là một lĩnh vực mới mẻ đối với tôi. Từ bước đầu còn lúng túng, bỡ ngỡ gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm, cố gắng tìm tòi bước đầu đã có những kết quả khả quan.

     Giáo viên đã biết cách lựa chọn các hoạt động để đưa vào kế hoạch cụ thể phù hợp với từng chủ để và điều kiện thực tế của trường, lớp đặc biệt là sức trẻ. Giúp cho giáo viên có kỹ năng xây dựng kế hoạch và tồ chúc thực hiện các hoạt động tập thể cho trẻ. Đồng thời giáo viên đã có kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể cho trẻ.. Có cơ hội học hỏi đồng nghiệp trong quá trình phối kết hợp tổ chức các hoạt động.

     Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, hứng thú trong các hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ và giúp trẻ có kỹ năng làm việc theo nhóm.

     Cần có kế hoạch cụ thể chi tiết cho mình trước khi tiến hành mỗi hoạt động. Cần chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết trước khi tổ chức hoạt động (Nội dung, nguyên liệu, kỹ năng của cô và trẻ)

     Luôn học hỏi, sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động để đem đến cho trẻ một môi trường hoạt động thân thiện, ở đó tích hợp nhiều nội dung giáo dục, để trẻ có thể nắm bắt những kiến thức và kỹ năng một cách nhanh nhẹn,tích cực nhất, có tính áp dụng thực chất nhất theo lứa tuổi của trẻ.

     Thường xuyên giáo dục trẻ học cách cùng chung sống với các phương pháp giáo dục như: phương pháp động não, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp mang tính vui chơi và biện pháp nêu gương để khuyến khích và tạo hứng thú cho trẻ vào các hoạt động.

     II. Kiến nghị

     Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ đã được tôi sử dụng trong năm học 2018 - 2019, và đã được bạn đồng nghiệp trong khối áp dụng. Kinh nghiệm này tuy đơn giản, không tốn kém cả về thời gian và vật chất, nhưng lại có hiệu quả đối với trẻ. Kinh nghiệm này dễ áp dụng, với điều kiện hiện nay, nó phù hợp với việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới(hình thành cho trẻ tính tự lập, tự giác, tính hợp tác trong hoạt động), tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Hình thành ở người giáo viên khả năng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, khả năng phối hợp rèn các kỹ năng cần thiết cho trẻ để trẻ trở thành những con người mới tự tin, hiểu biết về nền văn hoá của đất nước, có trách nhiệm cao trong việc tham gia các hoạt động tập thể.

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Đánh giá thái độ tiếp công dân của cán bộ Một cửa quận