Các phường

Phường Tân Mai
Ngày đăng 24/03/2012 | 00:00  | View count: 11003

Bí thư Đảng uỷ phường: Đồng chí Triệu Hải Vân

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy: Đồng chí Nguyễn Văn Huy

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường: Vũ Hùng Quân

Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Đặng Ngọc Thắng

Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Tạ Văn Hải

 

Trụ sở cơ quan: Số 168 phố Tân Mai, quận Hoàng Mai

Điện thoại: 04.38649898

 

1. Vị trí địa lý:

Tân Mai là một phường vên nội thuộc quận Hoàng Mai ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô gần 6 km, Bắc giáp phường Tương Mai, Tây giáp phường Giáp Bát, Nam giáp phường Thịnh Liệt.

2. Lịch sử hình thành:

Phường Tân Mai có diện tích 0,53km2; dân số 23.658 người; Vùng đất Tân Mai gắn với lịch sử phát triển lâu đời của Giáp Lục, Giáp Tứ thuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì và làng cổ Tương Mai. hai địa danh này được hình thành từ lâu, nằm ở châu thổ sông Hồng, phía Nam thành Đại La sau là thành Thăng Long của nước Đại Việt. Qua nhiều thời kỳ hình thành và phát triển ngày 14/03/1984 phường Tân Mai được thành lập theo Quyết định số 42/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng.

3. Các di tích lịch sử nghệ thuât và di tích lịch sử văn hoá:

Chùa sét: còn gọi là Đại bi tự hay phật am tự ở thôn Giáp Lục được xây dựng vào đời vua Lý Huệ Tôn (thể kỷ XI, XII). Quy mô chùa rộng lớn, tráng lệ, chùa có bia Đức Long, bia lớn ghi công đức và tấm bia nữa dựng vào khoảng năm 1689-1691. Phía Nam chùa có khu lăng mộ bà chúa họ Lê, tương truyền là người có công xây dựng chùa Sét, cầu Sét. Trong chùa còn lưu giữ tượng phật pháp vẫn thờ trong khảm kính và nhiều pho tượng khác,chùa cũng còn giữ được một số sắc phong triều Nguyễn. Hàng năm ngày giỗ tổ được tổ chức vào 18/01 âm lịch.

Đền Sét: còn gọi là đền phủ ở Tây Nam chùa Sét, tên chữ là Bích Tiêu phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh, đền được xây dựng dưới triều Nguyễn.

Đình Giáp Lục: được xây dựng từ năm 1645, thờ tiến sỹ Nguyễn Chính, thánh Đoan Túc, ông đỗ tiến sỹ năm Nhân Dần (1602) nien hiệu Hoàng Đinh thời vua Lê Thánh Tông làm quan đến chức tả thị lang bộ lạc, phong tước Quế xuyên bá. Ông là người đã truyền nghề dát thiếc dùng trong trang trí và làm vàng mã cho dân làng Giáp Lục. Để ghi nhớ công ơn của ông, khi ông mất dân làng đã tôn ông thành Hoàng làng và xây đền thờ. Hàng năm tại đây đều tổ chức giỗ thành Hoàng làng Nguyễn Chính vào ngày 18 tháng giêng, tại Đình còn diễn ra lễ rước nước từ Đình Giáp Lục về các Giáp của Thịnh Liệt cầu cho sự hoà thuận may mắn thuận hoà.