Các phường

Phường Vĩnh Hưng
Ngày đăng 24/03/2012 | 00:00  | View count: 10770

Bí thư Đảng uỷ phường: Đồng chí Lưu Thị Thanh Huyền

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường: Đồng chí Nguyễn Thị Bích Hạnh

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Vũ Tuấn Đạt

Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Ngô Mạnh Cường

Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Trần Ngọc Lệ

 

Trụ sở cơ quan: Số 146 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai

Điện thoại: 04.36440884

* Về Vị trí địa lý - Lịch sử
Xã Vĩnh Tuy là một trong 25 xã , thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đầu thế kỷ thứ XIX, Vĩnh Tuy là một xã thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh trì Phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Cuối thế kỷ thứ XIX là xã Vĩnh Tuy, tổng Hoàng Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Sau năm 1945 là xã Vĩnh Tuy (gồm cả phần đất của thôn Đoài, phường Vĩnh Tuy ngày nay) thuộc khu Mê Linh, ngoại Thành Hà Nội. Năm 1954 hòa bình lập lại Vĩnh Tuy thuộc quận Quỳnh Lôi sai đổi thành Quận 7 ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1995 trở về trước, xã có 8 thôn (nhất xã bát thôn) gồm: Thượng, Đoài Nhất, Đoài Nhị, Thiên Tư, Đông Phú, Trung lập, Tan Khai Thượng, Tân Khai Hạ, nay có 03 thôn: Thượng, Đông Thiên, Tân Khai. Như vậy, sự hình thành mảnh đất Vĩnh Tuy gắn với chiến thắng Chiêm Thành của vua Lê Thánh Tông và với chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên vùng đất hoang dã ven kinh thành Thăng Long . Đây là chính sách của vua Lê Thánh Tông lập sở đồn điền, trang ấp để củng cố vững chắc nền Đại Việt. Do vậy xã Vĩnh Tuy được hình thành và phát triển từ hơn 530 năm nay (1471).
Đến nay Vĩnh Hưng là một Phường thuộc quận Hoàng Mai, trước ngày 01/01/2004 là xã Vĩnh Tuy, thuộc huyện Thanh Trì, giáp danh với sáu Phường thuộc quận Hoàng Mai và hai Phường thuộc quận Hai Bà Trưng.
+ Phía Đông – Bắc giáp Phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng, Phường Thanh Trì quận Hoàng Mai, Phường Thanh Lương quận Hai Bà Trưng.
+ Phía Tây - Bắc giáp phường Mai Động
+ Phía Đông – Nam giáp Phường Lĩnh Nam
+ Phía Tây – Nam giáp phường Yên Sở, phường Hoàng Văn Thụ
Từ năm 2004 khi chuyển từ xã lên phường thì tốc độc đô thị hóa trên địa bàn Phường diễn ra rất nhanh, nhiều hộ dân từ nơi khác đến mua đất xây dựng nhà ở làm cho mật độ dân số tăng đột biến.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Phường là : 174,8139ha.
- Tổng số hộ : 6.312 hộ với 32.343 nhân khẩu được chia thành 7 khu dân cư, 50 tổ dân phố .
Phường Vĩnh Hưng có tuyến phố Vĩnh Hưng và trục đường Lĩnh Nam thuận lợi cho việc nhân dân buôn bán kinh doanh trên địa bàn.
* Về Văn hóa – giáo dục
Vĩnh Hưng là 01 Phường có truyền thống văn hóa lâu đời, hiện nay Phường còn bảo lưu các giá trị truyền thống. Phường có 05 di tích lịch sử, Đình Thượng, Đình Đông Thiên, Đình Tân Khai, Chùa Minh Đức và Chùa Phúc Khánh. Để tưởng nhớ đến công lao của vị tiền bối đã khai tạo lập lên Ấp Vĩnh Hưng Trang xưa và phường Vĩnh Hưng ngày nay, hàng năm cứ đến ngày 1/2 và ngày 10/8 (âm lịch) nhân dân lại tổ chức lễ hội làng truyền thống. Đình, chùa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao dân trí.
Hiện tại Phường có 03 trường học: Trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở; Trường Trung học sở cở Vĩnh Hưng đã chuẩn quốc gia. Nhân dân trong Phường đã có ý thức về chăm lo giáo dục cho con em mình. Hằng năm Hội khuyến học đã tổ chức tặng quà cho các em có thành tích xuất sắc trong công tác học tập.
* Những thế mạnh của Phường
Thực hiện sự lãnh đạo của Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàng Mai, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy – HĐND Phường, UBND phường Vĩnh Hưng tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an ninh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội; tiếp tục xây dựng các công trình hạ tầng khung, phát triển đô thị bền vững, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường quốc phòng địa phương, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế của Phường dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Duy trì việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách an sinh xã hội.
- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục nâng cao kỷ cương, văn minh đô thị, trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Tạo chuyển biến mạnh trong quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai và quy hoạch.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Giải quyết tích cực, hiệu quả những vấn đề dân sinh bức xúc: môi trường - môi sinh, việc làm...
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy và hành động trong đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức và người dân.