di tích lich sử văn hóa
Chùa Đại Từ tên chữ là “Đại Bi tự” (chùa Đại Bi) ngoài ra còn có tên gọi là Chùa Đại Từ - tên gọi theo địa danh từ xưa. Chùa Đại Từ là một ngôi chùa cổ ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, theo thần tích ghi trên bia đá “ký kị bị ký - trên bia ghi việc gửi giỗ” lập ngày 12 tháng 7 năm Minh Mệnh 20 (1839) có nội dung; “nay chùa cổ linh thiêng tên gọi Đại Bi, trải qua nhiều năm mưa gió tường cột sắp đổ, dân bản thôn muốn hợp sức lại để tu sửa.
Trong thôn có ông Phạm Tông Môn tự Phúc Bảo vợ là Tô Thị Sự hiệu Diệu Hậu nguyên, xuất của nhà số tiền là 60 mươi quan dùng để trợ giúp, cùng 2 sào 5 thước ruộng tốt lưu làm ruộng thờ cúng...” như vậy chùa được khởi dựng vào thời Lê và được trùng tu vào thời Nguyễn.
Tổng thể mặt bằng kiến chúc của Chùa gồm: nhà chính, nhà tổ, nhà mẫu,...Chùa có kết cấu kiến trúc chữ Đinh gồm tiền đường và thượng điện.
- Tiền đường là một nếp nhà 03 gian hai trái xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai mái chồng diêm hai tầng, bờ nóc đắp hình cuốn thư đề ba chữ hán “Đại Bi Tự”, bờ dải đắp kiểu bờ đinh, phần cổ diêm chia thành các ô hình chữ nhật, hai bên hiên phía trước đỉnh trụ đắp hình trái giành, phần ô lồng đèn đắp nổi hình tứ linh, tứ quý, thân trụ bổ khung ghi đôi câu đối, phía trước hệ thống cửa bức màn. Bộ khung nhà tiền đường được liên kết với nhau bằng 4 bộ vì đỡ mái làm theo dạng thức kết cáu kiểu “giá chiêng”....Tại tiền đường bên phải là ban thờ tượng Khuyến Thiện và tượng Đức Ông, giáp hồi bên phải là ban thờ Địa tạng Bồ tát.
- Thượng điện: là nếp nhà hai gian nối với gian giữa tiền đường tạo thành chữ Đinh, mái lợp ngói ta, bộ khung đỡ ba mái gồm ba bộ vì kết cầu theo kiểu vì đỡ nhà Tiền đường.
- Hệ thống tượng trên Phật điện, gồm:
+ Bộ tượng tam thế Phật – đại diện cho 3000 vị Phật ở quá khứ, hiện tại và vị lai – tượng ngồi kiết già trên đài sen cao chừng 1m, tóc xoắn ốc, nét mặt từ bi,...
+ Lớp thứ hai là tượng Phật A Di Đà, hai bên là tượng Quan âm Bồ tát và Đại Thế chí Bồ tát;
+ Lớp tượng thứ ba là tượng Niết Bàn, hai bên là tượng Văn Thù và Phổ Hiền;
+ Lớp tượng thứ tư là tượng Thiên thủ Thiên nhãn bên phải là tượng Di Lạc;
+ Lớp thứ năm là tượng Phật Thích ca sơ sinh và tòa Cửu Long hai bên là tượng Nam Tào - Bắc Đẩu; dọc hai tường hồi của thượng điện là tượng Thập điện Diêm vương, giáp tường hậu bên phải là tượng Quan âm Thị kính; bên dưới là ban thờ bà Chúa Đá, bên trái là ban thờ Quan âm Nam hải,...
- Nhà Tổ và nhà Mẫu được cấu tạo theo kiểu kiến trúc truyền thống và bài trí nội thất theo nghi thức thờ tự như vẫn thường gặp tại các di tích tín ngưỡng khác.
+ Các di vật có giá trị tiêu biểu của Chùa còn được lưu giữ, như: Bia niên hiệu thiệu trị 01 (1841); bia niên hiệu Tự Đức 2(1868); bia niên hiệu Minh Mệnh 20 (1839) và quả chuông đồng “Đại bi tự chung” niên hiệu cảnh thịnh 03
(1795) có bài minh viết:
“Trời đất tốt đẹp, nhật nguyệt sáng trong
Đạo hữu tập hợp lại, quả phúc được vuông tròn
Chuông treo nơi bảo các, vang vọng nghĩa thanh
Đêm khuya gió đưa tiếng, cảnh tỉnh người ngủ mê”
Với hệ thống tượng tròn được bảo lưu tốt, mỗi pho tượng mang một phong cách riêng, được tạo tác tỉ mỉ công phu, trau chuốt, có giá trị thẩm mỹ cao; nhiều di vật khác như cửa võng, hoành phi câu đối, hương án,... đều có những giá trị sử liệu tiêu biểu nhất định về văn hóa, nghệ thuật tạo nên sự ling thiêng cho khung cảnh của di tích./.
dịch vụ công
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |