di thích lịch sử - lễ hội
Di tích đình Thúy Lĩnh thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trước đây, Lĩnh Nam thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Sau một vài lần thay đổi địa danh hành chính, đến năm 1961 thì Lĩnh Nam thuộc về Hà Nội.
Tương truyền, địa danh Thúy Lĩnh còn gọi là Thúy Ái. Hai tên địa danh này khiến người ta gợi nhớ về một vùng trù phú nằm ven đê sông Hồng nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm từ rất lâu đời.
Ngôi đình tọa lạc trên nền đất cao có kết cấu kiến trúc chữ Tam, bao gồm các hạng mục công trình chính tiền tế, đại bái và hậu cung. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ khác như nghi môn, tả hữu mạc, hệ thống sân vườn tạo sự đăng đối và hoàn chỉnh cho toàn bộ công trình.
Lễ hội Vật cầu truyền thống hang năm được tổ chức tại đình Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời. Thời gian tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6 Tết hàng năm, thanh niên trai tráng trong làng lại cùng tham gia vào lễ hội vật cầu truyền thống. Địa điểm thi đấu là một sân rộng ngay bên đình Thúy Lĩnh là nơi thờ Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân; Lễ hội vật cầu có liên quan mật thiết tới hình thức luyện quân của Linh Lang Đại Vương - Hoàng tử thứ tư của Vua Lý Thánh Tông.
Theo lịch sử di tích đình Thúy Lĩnh, Linh Lang là con trai của vua Lý Thánh Tông và bà Hạo Nương. Thần Linh Lang sinh ngày 13 tháng chạp năm Kỷ Tỵ đời vua Lý Thánh Tông (1029). Lúc nhỏ Linh Lang là đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú, học hành thông minh. Khi lớn lên Linh Lang có tài văn võ song toàn và có sức khỏe hơn người. vào năm Thiên cảm Thánh vũ (1044) Linh Lang 15 tuổi, vua Chiêm Thành đem quân sang quấy nhiễu bờ cõi nước ta, Vua Lý Thánh tông chuẩn bị kéo đại quân đi đánh giặc. Linh lang bèn xin với vua cha cho đi theo triều đình đánh đuổi giặc Chiêm đến tận Kinh Đô giết được vua Chiêm, tàn quân Chiêm thành tan tác bị chạy tán loạn, Vua Lý Thánh Tông khen thưởng quân sĩ, số phần thưởng của Linh Lang được ông xin với vua phân phát cho dân. Năm 1062 nhà vua đi duyệt binh ở hồ Dâm Đàm (hồ tây) tự nhiên có con rắn lớn quăng xuống thuyền của nhà vua. Linh Lang bèn rút gươm chém chết con rắn. Trở về Linh lang bị bệnh, ba năm sau ông mất,
Sau khi Linh Lang chết nhà vua phong cho là Đại vương và cho lập đền thờ, những nơi thờ ông nhân dân cầu nguyện điều gì đều linh nghiệm. Linh Lang đã được nhân dân Thúy Lĩnh tôn làm Thành Hoàng làng và thờ trong đình làng. Hàng năm cứ từ ngày 4 đến ngày 6 Tết phường Lĩnh Nam tổ chức lễ hội truyền thống Văn hóa- lịch sử lâu đời của dân tộc “uống nước nhớ nguồn” để giáo dục truyền thống đặc biệt là thế hệ trẻ nhớ đến công lao xây dựng và bảo vệ quê hương của ông cha và hội vật cầu, rước nước để duy trì và phát huy truyền thống địa phương.
Từ năm 2013 Lễ hội Vật Cầu truyền thống làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam được nâng lên thành lễ hội vật cầu cấp Quận.
dịch vụ công
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |